Kỳ vọng của thầy cô trước kỳ thi THPT Quốc gia 2016

01/03/2016 06:47
Đỗ Tấn Ngọc
(GDVN) - Dù nhiều thầy cô đã có nhiều kinh nghiệm trong chọn môn thi, làm hồ sơ, ôn tập, thi cử…nhưng năm nay nhiều thầy cô vẫn lo lắng.

LTS: Qúy độc giả đang theo dõi bài viết của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc  về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia 2016 thông qua việc lấy ý kiến của một số thầy cô trực tiếp giảng dạy, trực tiếp ra đề thi để hiểu rõ mong muốn, lo lắng của giáo viên trong kỳ thi sắp tới. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Ngày 23/2, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia

Theo đó, Bộ đưa ra một số điều chỉnh về cụm thi, quản lý sử dụng dữ liệu thi, công tác thanh tra, chấm thi.

Trước đó, vào đầu tháng 2/2016, Bộ GD&ĐT công bố quy chế chính thức của kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 với có nhiều điểm mới được đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế hơn so với quy chế kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.  

Kỳ vọng của thầy cô trước kỳ thi THPT Quốc gia 2016 ảnh 1
Kỳ vọng của thầy cô trước kỳ thi THPT Quốc gia 2016 (Ảnh: vtc.vn)

Đây là năm thứ hai, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với hai mục đích. 

Thầy Ngô Văn Hải, Hiệu trưởng, trường THPT Ba Tơ, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết: “Chúng tôi tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong chọn môn thi, làm hồ sơ, ôn tập, thi cử …từ kỳ thi năm ngoái nhưng năm nay vẫn còn nhiều việc phải làm, phải lo lắng. 

Trước hết là cung cấp đầy đủ các thông tin về quy chế chính thức cũng như những bổ sung, điều chỉnh một số điều đến học sinh lớp 12.

Kỳ vọng của thầy cô trước kỳ thi THPT Quốc gia 2016 ảnh 2

Tin mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016

(GDVN) - Bộ GD&ĐT vừa yêu cầu các cơ sở đào tạo đại học về việc đăng ký thông tin tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016.

 
Hướng dẫn học sinh  lựa chọn đăng ký các môn thi, ngành nghề phù hợp với năng lực học tập, sở thích, nhu cầu xã hội. 

Đối tượng các em lớp 12 năm nay có tỷ lệ học sinh học lực yếu khá nhiều nên nhà trường dành thời lượng ôn tập dài hơi hơn, kỹ lưỡng hơn. 

Từ bây giờ, chúng tôi đã triển khai việc ôn tập, phụ đạo cho học sinh 12
”. 

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan, giáo viên môn Ngữ văn tại một trường Trung học phổ thông của huyện Chư-Sê, tỉnh Gia Lai bày tỏ: 

"Môn Văn là môn thi bắt buộc; về cấu trúc đề thi, ở các câu hỏi, mấy năm qua có điều chỉnh, cải tiến khá sát thực với những đổi mới trong nội dung, chương trình, đánh giá kiểm tra theo hướng phát triển năng lực người học. 

Tôi đồng tình với việc thay đổi yêu cầu ở câu hỏi phần Đọc-hiểu, phần vận dụng thay vì thí sinh phải viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng thì nay viết dài hơn đến 10 dòng, kèm theo các thao tác, phương tức biểu đạt cụ thể. 

Mục đích của thay đổi đó để đánh giá năng lực người viết thuận lợi, chính xác hơn đối với các giảm khảo chấm. 

Tuy nhiên, do đáp áp, hướng dẫn môn Ngữ văn nhiều năm nay còn chung chung, dẫn đến chấm lệch điểm giữa các giám khảo, hội đồng chấm và sẽ thiếu công bằng cho thí sinh. 

Tôi và nhiều đồng nghiệp từng đi chấm thi hi vọng năm 2016, có một đáp án chấm chi tiết, cụ thể
”. 

Thầy Trần Thanh Hậu, giáo viên môn Lịch sử, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ: 

Kỳ vọng của thầy cô trước kỳ thi THPT Quốc gia 2016 ảnh 3

Vấn đề lớn cần thay đổi trong Khung trình độ quốc gia

(GDVN) - Nhiều nội dung còn trùng lặp giữa kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, các thành tố chuẩn đầu ra, mô tả bậc trình độ 8 chưa phù hợp...

Trường tôi, năm nay, học sinh đăng ký ôn tập và thi môn Sử chỉ được có 3 em, thấp hơn hẳn năm ngoái (16 em). 

Do ít quá, nhà trường định hướng, 3 em này đồng ý chuyển sang ôn tập và thi môn Địa lý. Đây là lần đầu tiên, trường tôi “sạch bóng” lớp ôn tập, phù đạo môn Sử. 

Đây cũng là thực trạng chung của cả nước, khi số lượng, tỉ lệ học sinh lựa chọn thi môn Sử ngày càng thấp. So với môn xã hội khác là môn Địa lý (đạt 38,5%) thì môn Sử chệch lệch hơn một nửa, có trường không có em nào (năm 2015). 

Tôi nghĩ, nguyên nhân khiến học sinh càng thờ ơ, “quay lưng” lại với môn Sử là do chất lượng giáo viên, nội dung, chương trình nặng nề, đòi hỏi thuộc nhớ…

Để “cởi trói” cho môn Lịch sử, hiện tại cần thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá, thi cử theo hướng giảm tải thuộc nhớ lý thuyết, tái hiện sự kiện…chuyển sang học trắc nghiệm, gợi mở, phát huy sáng tạo cá nhân. 

Cấu trúc đề thi phải cải tiến, có 2 phần trắc nghiệm và tự luận với thang điểm phù hợp. Ở phần tự luận ra dạng đề mở, kiểm thái độ, quan điểm, suy nghĩ, chính kiến về nhân vật, sự kiện, biến cố lịch sử…Có thế, mới kéo được học sinh học và thi môn Sử
”.

Đỗ Tấn Ngọc