Đâu chỉ là nỗi đau

11/03/2016 14:02
Ngọc Việt
(GDVN) - Từ động đất – sóng thần ở Nhật Bản, cho thấy sống chung với biến đổi khí hậu là thực tế và là cách giảm thiệt hại tốt nhất do thảm họa thiên tai.

Ngày 11/3/2011, động đất kéo theo sóng thần đã gây nên một thảm họa vô cùng khủng khiếp cho đất nước Nhật Bản. Chưa dùng lại ở đó, thảm hỏa thiên nhiên ấy còn gây ra một thảm họa tiếp theo cho người dân đất nước mặt trời mọc này, đó là thảm họa hạt nhân do dò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Hậu quả khủng khiếp của thảm họa kép ấy đã được liệt kê qua những bản thông kê cứ dài theo ngày tháng. Đến nay sau 5 năm xảy ra thảm họa ấy, người dân và đất nước Nhật Bản không chỉ nhớ về nó như một thảm họa kinh hoàng, mà hàng ngày hàng giờ người dân Nhật Bản vẫn đang phải khắc phục hậu quả của nó gây ra.

Nhân dân thế giới chia sẻ mất mát với người dân Nhật Bản bằng nhiều cách khác nhau với sự đồng cảm và thân ái. Cảm nhận của người dân thế giới về Nhật Bản là nỗi đau đồng loại trước thảm họa thiên tai. Đến giờ hình ảnh kinh hoàng và nỗi đau của người dân Nhật Bản vẫn chưa xóa nhòa trong ký ức của nhiều người dân trên toàn thế giới.

Cơn sóng thần khủng khiếp ập vào Nhật Bản năm 2011, ảnh: Latimes.com.
Cơn sóng thần khủng khiếp ập vào Nhật Bản năm 2011, ảnh: Latimes.com.

Tuy nhiên, theo người người viết thì qua thảm họa đối với Nhật Bản, thế giới trong đó có người Việt Nam, không chỉ cảm nhận được nỗi đau ở đất nước của hoa anh đào, mà còn có nhiều bài học. Đó là những điều đọng lại trong nghĩ suy, định hướng cho hành động, tạo nên giá trị của cuộc sống lớn hơn rất nhiều việc san sẻ những niềm đau.

Tình người trong bão tố và tinh thần sống chung với hiểm họa thiên nhiên

Dư luận quốc tế cho rằng, với mức độ tàn phá khủng khiếp của trận động đất sóng thần tại Nhật Bản, hậu quả của nó sẽ thảm thương hơn rất nhiều nếu không may nó xảy ra trên một quốc gia khác.

Có người cho rằng vì Nhật Bản giàu có nên khả năng khắc phục thiên tai của họ nhanh hơn và qua đó nỗi đau cũng nhẹ hơn. Điều đó chỉ đúng một phần nhỏ trong việc trong việc giảm nhẹ nỗi đau này.

Khả năng ứng phó với thiên tai của người Nhật Bản mới là nguyên nhân chính làm nên điều kỳ diệu ấy. Với điều kiện tự nhiên cực kỳ khắc nghiệt của vùng đất có khí hậu hàn đới, lại nằm trên vành đai núi lửa và động đất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nên người Nhật Bản luôn phải đối mặt với hiểm họa của thiên nhiên bất cứ lúc nào.

“Từ cái khó ló cái khôn”, “trong cái họa có cái phúc” người Nhật Bản đã sống bằng những suy nghĩ như vậy và từ đó hình thành nên phương châm “sống chung với lũ”.

Với sự đe dọa thường xuyên của thiên nhiên nhưng người Nhật Bản không “sống trong sợ hãi” mà họ sống chan hòa cùng thiên nhiên dù lúc nó thanh bình yên ả hay lúc nó gây thảm họa tang thương.

Từ chan hòa trong nắng gió, người Nhật Bản văn minh trong lẽ sống. Khi thảm họa xảy ra, người dân thế giới hết sức ngạc nhiên về ứng xử nhân văn của người dân Nhật Bản trong cảm nhận và vượt qua nỗi đau.

Từ trách nhiệm của chính phủ Nhật Bản trong việc triển khai biện pháp khắc phục hậu quả đến sự đoàn kết của người dân Nhật Bản, chung tay chủ động vượt lên nỗi mất mát đau thương.

Từ việc nhận trách nhiệm của những cá nhân dù hoàn toàn vô ý trong thảm họa đến ý thức của người dân trong việc đón nhận sự chia sẻ của thế giới cộng đồng.

Hình ảnh người dân Nhật Bản xếp hàng ngay ngắn trong trật tự, chờ đón nhận sự trợ giúp ban đâu của chính phủ là một hình ảnh nhân văn làm lay động lòng người, nhưng cũng làm cho biết bao người phải hổ thẹn vì lối sống thiếu văn minh.

Hình ảnh người dân Nhật Bản kiên nhẫn xếp hàng mua các nhu yếu phẩm sau thảm họa động đất, sóng thần dấy lên niềm khâm phục trong mắt nhân loại. Ảnh: Vincent Yu / AP.
Hình ảnh người dân Nhật Bản kiên nhẫn xếp hàng mua các nhu yếu phẩm sau thảm họa động đất, sóng thần dấy lên niềm khâm phục trong mắt nhân loại. Ảnh: Vincent Yu / AP.

Có lẽ không có dân tộc nào lại chịu đớn đau như dân tộc Nhật Bản khi phải gánh chịu hậu quả thảm khốc của hai trong ba thảm họa hạt nhân khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Những cái tên Hiroshima, Nagasaki được nối thêm Fukushima khi thảm họa sóng thần ập tới. Vậy nhưng người dân thế giới không cảm nhận được bất cứ sự thất vọng não nề nào của người Nhật Bản trước thảm họa thiên tai.

Điều đó có được một phần do suy nghĩ nhân văn của ngưới dân Nhật Bản, nhưng phần quan trong hơn nhiều đó là trách nhiệm của những con người được nhân dân gửi gắm niềm tin.

Việc Giám đốc nhà máy điện hạt nhân Fukushima xin từ chức và nhận trách nhiệm cao nhất về thảm họa dò rỉ phóng xạ sau động đất đã làm cho bao người phải bóp trán nghĩ suy.

Người Nhật Bản đã trả giá quá đắt cho chiến tranh, nên ngày nay họ yêu chuộng hòa bình.

Hơn 45% dân số Nhật Bản không ủng hộ chính sách an ninh mới của Thủ tướng Shinzo Abe dù luôn bị Bắc Triều Tiên “làm hành làm tỏi”, “lên mặt xuống chân”, điều đó cho thấy cái giá phải trả khi chiến tranh lớn tới mức độ nào và người dân Nhật Bản muốn tránh xa điều ấy.

Đâu chỉ là nỗi đau ảnh 3

Hào quang trên sân khấu cuộc đời

(GDVN) - Hãy mở mắt đón nhận cuộc sống với muôn ngàn màu sắc lộng lẫy mà Thượng Đế thương yêu ban cho chúng ta. Hãy sống trọn vẹn, sống cho ra sống, bạn nhé.

Thiên tai và địch họa luôn được xem là những lý do bất khả kháng đối với người dân vô tội. Nhưng với người Nhật Bản thì ngày nay những thảm họa ấy có thể giảm được, tránh được bởi chính ý thức con người.

Đó chính là giá trị nhân văn của tình người trong bão tố và tinh thần sống chung với hiểm họa thiên nhiên.

Cần có cái nhìn mới về thảm họa thiên tai

Khi động đất rung lên hay sóng thần ập tới và sau đó là khủng khiếp tang thương – một thảm họạ thiên tai được người ta miêu tả với đầy đủ nỗi đau, mất mát và cùng với đó là sự sẻ chia. Tinh thần “lá lành đùm lá rách” ngay tức khắc được hướng về những nơi đang “rách nát” để làm tăng thêm sự ấm áp tình người.

Điều đó cho thấy, chỉ những gì khủng khiếp nhất do thiên nhiên xảy ra trong chốc lát mới được người ta xem là, gọi là thảm họa thiên tai. Còn những gì thiên nhiên gây hậu họa cho con người nhưng không thể nhìn thấy ngay trong chốc lát mà nó hoành hành dai dẳng thì lại chỉ được cho rằng, đó chỉ là sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Người viết nhận thấy, hiện tượng rét hại rét đậm, mưa đá, tuyết rơi bất thường tại Miền Bắc, hạn hán năng nóng liên tục tại Miền Trung và nhiễm mặn, ngập mặn tại Miền Tây Nam Bộ của Việt Nam không thể chỉ được xem là hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt, mà đó chính là thảm họa thiên tai.

Thiệt hại của những hiện tượng thiên nhiên bất thường ấy không chỉ là những gì có trên bản thống kê, liệt kê con số, mà ảnh hưởng của nó với con người trong nhiều năm tháng mới chính là hậu quả rất tang thương.

Từ năm 2013, trạm bơm Tứ Câu (Quảng Nam) ngừng hoạt động làm kênh dẫn nước cạn trơ đáy - Ảnh: Tấn Vũ / Báo Tuổi Trẻ (tuoitre.vn).
Từ năm 2013, trạm bơm Tứ Câu (Quảng Nam) ngừng hoạt động làm kênh dẫn nước cạn trơ đáy - Ảnh: Tấn Vũ / Báo Tuổi Trẻ (tuoitre.vn).

Vậy nhưng sự chia sẻ của cộng đồng với hậu quả đó là gì, chính sách của nhà nước với người dân trong thảm họa đó như thế nào, có lẽ chỉ những người dân địa phương mới hiểu và chỉ biết gặm nhấm nỗi đau trong niềm cay đắng.

Vì những thảm họa ấy chỉ được xem là hậu họa bất thường trong cuộc sống và có thể dễ dàng bị lãng quên bởi những điều khác đáng quan tâm hơn.

Hình ảnh người ôm trâu bò chết vì băng tuyết mà khóc ròng, hình ảnh những trẻ em vui chơi trên cánh đồng hàng nửa năm trời nứt nẻ hay hình ảnh người dân phải lo chạy nước uống như lo chạy ăn từng bữa từng ngày, rất ám ảnh.

Đó không phải là hình ảnh của thảm họa thiên nhiên thì là của những hiện tượng gì nữa vậy? Hình ảnh đó có thể không gây xúc động bằng những cảnh hoang tàn đổ nát do sóng thần động đất, nhưng nó gây ra biết bao sự tan nát trong lòng người.

Đâu chỉ là nỗi đau ảnh 5

Leonardo DiCaprio và gợi mở cho Việt Nam

(GDVN) - Có thể xuất khẩu lúa gạo giảm nhưng bù bằng những giá trị của những mặt hàng khác. Phải tìm giải pháp để thích nghi với biến đổi khí hậu cũng là những gì ...

Cần phải có cái nhìn mới về thảm họa thiên tai để có những sẻ chia thiết thực với những con người sống trong thảm họa, bởi hậu quả của nó nặng nề hơn rất nhiều khi thảm họa chỉ đi qua. Cũng từ nỗi đau dai dẳng trong thảm họa chưa được nhìn nhận ấy, mà cần phải có tinh thần thích ứng, sống cùng thảm họa thiên tai.

Biến đổi khi hậu được xem là nguyên nhân chính gây nên thảm họa thiên tai nhưng nguy hại của nó vẫn chỉ mới dừng lại ở cảnh báo, và nếu có chăng là giải pháp chống thiên tai.

Từ động đất – sóng thần ở Nhật Bản, cho thấy sống chung với biến đổi khí hậu là thực tế và là cách giảm thiệt hại tốt nhất do thảm họa thiên tai.

Sống chung với biến đổi khí hậu, làm việc trong điều kiện của biến đổi khi hậu, khai thác những gì biến đổi gây ra để phục vụ cho cuộc sống của con người không phải là điều không thể.

Nó chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm của những con người được nhân dân gửi trao quyền lực và gửi gắm niềm tin – đó là khai thác tài nguyên con người vào những việc làm giá trị ấy, để con người có thể sống chan hòa với biến đổi của thiên nhiên.

Ngọc Việt