Thầy Đỗ Tấn Ngọc ao ước việc đánh giá, xếp hạng giáo viên cũng nhân văn, sư phạm

20/05/2016 07:43
Đỗ Tấn Ngọc
(GDVN) - Tôi cho rằng, đã đến lúc, Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT cần thống nhất để chỉ còn một loại biểu mẫu, giấy tờ đánh giá cuối năm học dành cho giáo viên.

LTS: Câu chuyện về đánh giá, phân loại, xét thi đua, khen thưởng giáo viên vào cuối kì, cuối năm học lại nóng lên biết bao chuyện dở khóc dở cười. 

Khi năm học 2015-2016 chuẩn bị kết thúc thì vấn đề này đang là chủ đề được quan tâm nhiều.

Trong bài viết này, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc chỉ ra điều đó đồng thời thầy đưa ra một vài đề xuất mong muốn ngành giáo dục phát triển toàn diện hơn. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Mong sao chỉ còn một loại đánh giá nhà giáo

Là một Phó Hiệu trưởng phụ trách, chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng đối với gần 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, tôi nhận thấy công việc này ở những ngày cuối năm học thật vất vả, cực nhọc. 

Để chuẩn bị cho nhiệm vụ  trên, mới đây, tôi cho photo và phát cho 9 tổ chuyên môn, văn phòng hàng loạt loại giấy tờ, biểu mẫu; mỗi tổ nhận một tập dày, chưa kể chuyện họp bàn, hướng dẫn, thống nhất, tổng hợp, thống kê trở lại. 

Cuối năm, nóng lên chuyện đánh giá, xét thi đua, khen thưởng giáo viên (Ảnh: truyenhinhnghean.vn)
Cuối năm, nóng lên chuyện đánh giá, xét thi đua, khen thưởng giáo viên (Ảnh: truyenhinhnghean.vn)

Mười năm nay, đối với viên chức trực tiếp tham gia giảng dạy, các cơ sở giáo dục trên cả nước việc đánh giá được thực hiện theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ; Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn một số điều trong "Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.” 

Ngoài 2 đánh giá của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT, mỗi đơn vị nhà trường còn thêm những quy định, đánh giá riêng của mình. 

Như vậy, so với các công chức, viên chức thuộc ngành nghề khác của hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước thì cán bộ quản lý, giáo viên của ngành giáo dục bị khổ, bị “hành” nhiều hơn về các loại giấy tờ, biểu mẫu đánh giá. 

Thầy Đỗ Tấn Ngọc ao ước việc đánh giá, xếp hạng giáo viên cũng nhân văn, sư phạm ảnh 2

Xét thi đua ở nhà trường đang nhìn vào cái ghế ngồi, cách chơi và độ thân thiết

(GDVN) - Đâu đó vẫn “nhìn mặt đặt tên”, nhìn vị trí ngồi, nhìn vào cách chơi và độ thân thiết của mỗi thành viên trong tập thể để xét thi đua!

Có người cho rằng, giáo dục, nghề giáo thuộc lĩnh vực đặc thù vừa chịu quy định của Luật viên chức vừa chịu quy định của Luật giáo dục (thông qua Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo) là đúng, cứ thế mà làm nhưng cũng có nhiều thầy cô giáo thì kêu ca, than phiền: 

Nhà nước chúng ta hô hào, đã nói mãi về cải cách hành chính bao nhiêu năm nay thế mà các mẫu phiếu, giấy tờ đánh giá dành cho đối tượng viên chức, cán bộ, giáo viên vẫn đầy ngay. 

Nếu thực hiện cho bài bản, đầy đủ thì từ khâu hướng dẫn, nhận xét chung đến khâu tự đánh giá, đánh giá các thành viên khác cũng phải tốn công sức và thời gian nhiều ngày
.” 

Ở góc nhìn của người trực tiếp chỉ đạo, triển khai công việc này, tôi cho rằng, đã đến lúc, hai Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT cần ngồi lại với nhau bàn bạc, thống nhất để đi đến chỉ còn một loại biểu mẫu, giấy tờ đánh giá cuối năm học dành cho các đối tượng ở cơ sở giáo dục. 

Mấy biểu mẫu hiện nay đang gây lãng phí, giáo viên thì kêu than, nhà trường thì tốn tiền, tốn giấy in ấn, hồ sơ về đánh giá thì chất đống, nhiều lên theo từng năm.

Khi nào giáo viên ý thức, đồng bộ, có trách nhiệm cao?


Những quy định, theo dõi, đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm cơ sở để xếp loại lao động, bình bầu các danh hiệu thi đua - khen thưởng cuối năm, mỗi đơn vị trường học có cách làm khác nhau. 

Từ nhiều năm nay, các đơn vị đã xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá thầy, cô giáo dựa trên những định lượng quy ra con điểm cụ thể, được cả Hội đồng sư phạm thống nhất, thông qua từ đầu năm học.

Thầy Đỗ Tấn Ngọc ao ước việc đánh giá, xếp hạng giáo viên cũng nhân văn, sư phạm ảnh 3

Cuối năm học, lại nói chuyện “bệnh thành tích”

(GDVN) - Những thầy cô làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm lại thường thua thiệt và luôn là người “dị biệt” trong môi trường của mình công tác.

 
Ví dụ, giáo viên A, trong tuần, tháng, muộn dạy 2 lần, quên ghi phiếu báo giảng 1 lần, vi phạm đạo đức nhà giáo đánh học trò 1 lần ở mức độ nhẹ....thì bị trừ điểm tính theo số lần và tính chất, mức độ của vi phạm...; giáo viên B, trong tuần, tháng có những thành tích, đóng góp nổi bật thì được cộng điểm. 

Khi quy ra điểm như thế, đòi hỏi, yêu cầu các bộ phận, ban ngành trong trường phải có sự theo dõi, chấm điểm rất sát sao, chặt chẽ, công tâm, khách quan, nếu không dễ dẫn đến mâu thuẫn, đấu tố lẫn nhau...

Xem ra, một số giáo viên cảm thấy mình không được thoải mái vì luôn bị nhà trường, tổ chuyên môn giám sát, “chấm điểm”. 

Bởi vì mình là viên chức, nhà giáo có lòng tự trọng về chuyên môn, nghề nghiệp của mình. Song ở các nhà quản lý giáo dục, họ lại cái lý của họ. 

Nếu không “sản sinh” các tiêu chí, đưa ra những định lượng, quy về điểm số để đánh giá, để cộng, trừ điểm thì rất khó khăn, thiếu cơ sở, căn cứ cho việc phân loại, bình bầu các danh hiệu thi đua. 

Hơn nữa, các tiêu chí, việc cộng, trừ điểm vừa tạo sự công bằng cho tất cả mọi người vừa đánh động, nhắc nhở giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ, vì trên thực tế, còn có không ít thầy cô giáo ta ý thức lao động, giờ giấc, hội họp, chuyên môn...khá lôi thôi, chểnh mảng, thậm chí tùy tiện, vô tổ chức. 

Có giáo viên chưa tốt, thích thành tích, khen thưởng nhưng lại thiếu nỗ lực, phấn đấu, cuối năm thấy mình không có tên trong danh sách khen thưởng, các danh hiệu thi đua thì bắt đầu suy diễn, nghĩ ngợi lung tung: “Tại tôi là giáo viên bình thường, tại Ban giám hiệu ghét tôi....”. 

Thầy Đỗ Tấn Ngọc ao ước việc đánh giá, xếp hạng giáo viên cũng nhân văn, sư phạm ảnh 4

Khóc cười chuyện giáo viên chấm, trả bài, xếp hạnh kiểm học sinh cuối năm

(GDVN) - Căn bệnh lười chấm trả bài, để dồn bài kiểm tra về cuối học kỳ mới chấm, trả bài cho học sinh…một hiện tượng không hiếm trong đội ngũ nhà giáo hiện nay.

Thậm chí, có người còn bực tức, cay cú đến mức tung tin, đặt điều, nói xấu lãnh đạo, Hội đồng thi đua- khen thưởng nhà trường đủ thứ...    
           
Một số giáo viên cho rằng: “Quy định của Bộ GD&ĐT, xếp loại chiến sĩ thi đua của mỗi đơn vị không quá 15%, điều này không hợp lý khi số lượng cán bộ, công nhân viên giữa các đơn vị, các tổ quá chênh lệch nhau. Nơi có nhiều người giỏi bị tỉ lệ khống chế, nơi ít thì không đủ người hoặc tỉ lệ đạt danh hiệu quá cao”. 

Nhưng theo tôi, việc Bộ GD&ĐT khống chế tỉ lệ chiến sĩ thi đua cấp cơ sở như vậy là phù hợp, nhằm tránh tình trạng lạm phát thành tích, các danh hiệu thi đua như đã từng xảy nhiều năm trước đây. 

Không khống chế, mỗi một đơn vị cuối năm lại hào phóng đưa lên tỉ lệ 30-50% người được khen thưởng; cả tỉnh có tới mấy nghìn người, kinh phí nhà nước, địa phương nào gánh nổi tiền chi trả? 

Thực tế, cán bộ, giáo viên xuất sắc nhiệm vụ làm gì có nhiều đến thế. Còn việc điều tiết lại tỉ lệ chiến sĩ thi đua giữa các trường khi đưa về Sở GD&ĐT, theo tôi cũng không khó, trường nào tốt hơn, thành tích nhiều hơn thì Sở GD&ĐT sẽ xét, bổ sung thêm, còn trường bình thường, ít hoạt động thì hạ xuống.  

Ai cũng có chung mong muốn: “Giáo dục là nghề mang tính nhân văn và sư phạm, xếp loại đánh giá thi đua cho giáo viên cũng phải thể hiện điều đó. 

Xếp loại thi đua là để ghi nhận sự đóng góp của giáo viên, để động viên khích lệ lòng yêu nghề, yêu trường yêu lớp của họ, thể hiện sự tôn trọng, nâng niu chứ không phải làm cho người ta bất mãn, giảm đi nhiệt tình yêu nghề, thui chột sự sáng tạo. 

Do đó, các nhà trường, Phòng, Sở GD&ĐT cần lấy chất lượng chuyên môn, tâm huyết với nghề làm tiêu chí hàng đầu để phân loại, khen thưởng, bớt đi những tiêu chí tiểu tiết, vụn vặt, gây ức chế, tổn thương nhà giáo
…” .

Nếu tất cả trường học, mọi giáo viên đều đồng bộ, trách nhiệm cao thì lấy tiêu chí trên là hoàn toàn xác đáng.

Nhưng tiếc thay, điều ấy chưa có thể đạt được trong thời điểm hiện nay, bởi ý thức, trách nhiệm của không ít thầy, cô giáo chúng ta còn có “vấn đề”, đáng lo ngại. 

Theo Quy chế Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc phân loại giáo viên sẽ có 4 mức: Xuất sắc, khá, trung bình và kém. Loại kém là những giáo viên có một trong các xếp loại sau: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại kém; Chuyên môn, nghiệp vụ xếp loại kém. 

Tương ứng với loại kém là không hoàn thành nhiệm vụ (phân loại cán bộ công chức và viên chức khác) và cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ thì kéo dài thời hạn nâng bậc lương 6 tháng, 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì bị người đứng đầu đơn vị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 
Đỗ Tấn Ngọc