GS.Trần Hồng Quân: Hãy bao dung và hướng tới tương lai

04/06/2016 06:09
Phương Thảo
(GDVN) - Lịch sử là quá khứ đương nhiên không quên, dù đó là những tội ác, nhưng hãy nhìn nhận khách quan, lòng bao dung và độ lượng sẽ giúp con người sống tốt hơn.

Sự việc Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam - người tham gia chiến tranh và từng liên quan đến một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre vào năm 1969 đang gây ra hai luồng dư luận trái chiều.

Câu chuyện này được dư luận mổ xẻ ở nhiều góc độ khác nhau và trong cái lý có cái tình của sự việc.

Hơn ai hết, sự việc đau lòng năm nào ở làng Thạnh Phong giờ cũng đã vào lịch sử, đương nhiên chúng ta không thể quên.

Nhưng hãy công bằng với lịch sử, ông Bob Kerrey trong mấy chục năm qua đã rất ăn năn và hối hận về những việc làm của mình.

Mấy chục năm qua bản thân ông đã hành động một cách tích cực nhất để hàn gắn vết thương chiến tranh, hun đúc cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.

Cho tới khi cuối đời, ông Bob Kerrey muốn làm việc gì đó để giúp Việt Nam, giúp Việt Nam có được ngôi trường đại học với mục tiêu đẳng cấp quốc tế, nhưng việc ông đứng trong đội ngũ lãnh đạo nhà trường vẫn khiến nhiều người tỏ ra băn khoăn.

Các chuyên gia cho rằng, khó có ai có thể thay thế được ông Bob Kerry để làm lãnh đạo Đại học FulBright.
Các chuyên gia cho rằng, khó có ai có thể thay thế được ông Bob Kerry để làm lãnh đạo Đại học FulBright.

Chứng kiến câu chuyện này, GS. Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam ủng hộ thái độ cho rằng, cần phải nhìn về tương lai và những gì mà ông Bob Kerry đã làm cho Việt Nam suốt mấy chục năm qua. 

GS. Quân cho rằng, ông Bob Kerrey sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam cũng đã nhận ra tội lỗi của mình và bản thân ông đã hết sức tích cực tham gia những việc có thể giúp Việt Nam.

Bản thân ông Bob Kerrey thừa nhận, những việc làm của ông trước kia là cực kỳ tồi tệ và sẵn sàng làm những điều tốt nhất cho Việt Nam, cho dù là rút khỏi trường FulBright.

Trong khi đó TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nhận định, việc ông Bob Kerrey làm lãnh đạo của một trường Đại học Việt Nam không phải là vấn đề gì quá ghê gớm, bởi nếu nghĩ về quá khứ ông Bob Kerrey chỉ là người lính trong một đơn vị mà ông phải thực thi nhiệm vụ.

GS.Trần Hồng Quân: Hãy bao dung và hướng tới tương lai ảnh 2

Ai có quyền tha thứ cho Bob Kerrey?

(GDVN) - Thật đớn đau cho Bob Kerry khi bị lật bới quá khứ nhưng cũng thật tốt bởi từ đây, ông đường đường chính chính, thanh thản làm việc của mình.

“Là người lính phải thực hiện sự chỉ đạo của cấp chỉ huy.

Chính ông Bob Kerrey nói ra câu chuyện này và ông ấy đã tỏ ra sám hối, vì thế bản thân ông ấy cũng đã có rất nhiều đóng góp cho việc phục hồi lại mối quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ” TS. Khuyến cho biết.

Theo TS. Khuyến, việc một trường đại học mới được thành lập còn hết sức khó khăn, cần có nguồn lực về kinh tế để duy trì và phát triển hoạt động nhà trường, và ông Bob Kerrey làm được điều này. 

“Chúng ta không nên cường điệu hóa vấn đề này lên” TS. Khuyến nhấn mạnh.

Góc nhìn khác mang tính trung lập, GS. Vũ Dương Ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, đối với Chính phủ hai nước thì vấn đề này đã trở thành hữu nghị, không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, GS. Ninh cho rằng “Chúng tôi cũng hơi tiếc vì bản thân ông là người mang lại cho trường nhiều điều, nhưng chuyện quá khứ có thể khiến học sinh xì xào, bàn tán” GS. Ninh cho hay.

Trong một diễn biến mới nhất, ông Bob Kerrey đã bày tỏ sự hối tiếc về những hậu quả đã gây ra cho nhân dân Việt Nam. Bản thân ông cũng không bất ngờ trước nhưng phản ứng từ người dân Việt Nam về quá khứ của ông.

Bob Kerrey đã nói rằng, ông đã suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định nhận lời làm Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam.

Ông nhận lời vì mong muốn mình làm điều gì đó để xây dựng một đại học tầm cỡ cho người Việt Nam.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông muốn trường phải phát triển như một tổ chức giáo dục của Việt Nam, do chính người Việt Nam xây dựng và phát triển.

Nhiệm vụ của ông là hỗ trợ việc vận động vốn, huy động nhiều nguồn lực phát triển để trường có một vị thế tầm cỡ.

Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) là trường đại học tư thục không vì lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, được thành lập dựa trên những nguyên tắc  minh bạch, trách nhiệm giải trình, trọng dụng nhân tài, quản trị tự chủ, tôn trọng lẫn nhau và tự do nghiên cứu.

Sứ mệnh của FUV là phụng sự xã hội Việt Nam thông qua việc kiến tạo nguồn vốn tri thức và con người để thúc đẩy sự phồn vinh, thịnh vượng và phát triển bền vững. 

FUV đi tiên phong trong việc xây dựng một mô hình mới của đại học Việt Nam, một cộng đồng học tập được xây dựng dựa trên những truyền thống văn hoá phong phú của Việt Nam, những giá trị phổ quát toàn cầu và những tiến bộ mới nhất trong giảng dạy, học tập và công nghệ.

FUV sẽ tạo ra một diễn đàn thảo luận tự do như Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã làm được suốt hơn 20 năm qua (Chương trình này do Đại học Harvard quản lý và sẽ chuyển giao toàn bộ về FUV cuối năm nay). FUV sẽ được trao quyền tự chủ chưa từng có đối với hoạt động quản trị nội bộ của trường.

Cam kết của FUV đối với giáo dục chất lượng cao đi đôi với cam kết đảm bảo rằng các sinh viên tài năng sẽ được tiếp cận với các chương trình đào tạo với chi phí hợp lý, bất kể họ xuất thân từ hoàn cảnh kinh tế xã hội nào.

FUV đặt trọng tâm vào nỗ lực trao quyền cho phụ nữ và thành viên các cộng đồng chịu nhiều thiệt thòi. Cơ cấu sinh viên của chúng tôi sẽ phản ánh sự đa dạng của xã hội

FUV tập trung mọi nỗ lực để hỗ trợ sinh viên đạt được kết quả học tập tối ưu. Các đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập từ bên ngoài một cách nghiêm ngặt và thường xuyên sẽ định hướng cho cơ chế ra quyết định của chúng tôi.

FUV sẽ xác lập chuẩn mực theo các trường đại học tốt nhất thế giới, thông qua việc tìm kiếm sự chứng thực chất lượng trường học và các chương trình giảng dạy từ các tổ chức kiểm định uy tín của Hoa Kỳ…

Trích lời cam kết của Đại học FulBright

Phương Thảo