Dấu hiệu làm trái pháp luật trong thương vụ Vasco-SkyViet đang dần lộ sáng

23/08/2016 16:06
P.V/PLVN
(GDVN) - Với sự quyết liệt, nghiêm minh của Chính phủ, những dấu hiệu làm trái pháp luật khi tái cơ cấu Vasco, chuyển đổi thành SkyViet đang dần lộ sáng.

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải kiểm tra, làm rõ việc thành lập và đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (GPKD) vận chuyển hàng không và GPKD hàng không chung cho SkyViet.

Trước đó, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng có văn bản truyền đạt đề nghị của Văn phòng T.Ư Đảng, yêu cầu Bộ này kiểm tra, làm rõ phản ảnh của báo chí về dấu hiệu cố ý làm trái quy định trong việc thành lập SkyViet.

Với sự quyết liệt, nghiêm minh của Chính phủ, thương vụ nghi thất thoát tài sản nhà nước, những dấu hiệu làm trái pháp luật khi tái cơ cấu Vasco, chuyển đổi thành SkyViet đang dần lộ sáng.

8 điểm bất thường cần làm sáng tỏ

Việc thực hiện tái cơ cấu Công ty bay dịch vụ (VASCO) và dùng vốn nhà nước để góp vốn thành lập Công ty CP hàng không SkyViet phải theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Điều lệ tổ chức và hoạt động, Đề án tái cơ cấu, Phương án cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Vietnam Airlines (VNA);

Theo đó, Chính phủ không quy định việc chuyển VASCO thành Công ty cổ phần và VNA góp trên 50% vốn điều lệ.

Với sự quyết liệt, nghiêm minh của Chính phủ, thương vụ nghi thất thoát tài sản nhà nước, những dấu hiệu làm trái pháp luật khi tái cơ cấu Vasco, chuyển đổi thành SkyViet đang dần lộ sáng. Ảnh minh họa.
Với sự quyết liệt, nghiêm minh của Chính phủ, thương vụ nghi thất thoát tài sản nhà nước, những dấu hiệu làm trái pháp luật khi tái cơ cấu Vasco, chuyển đổi thành SkyViet đang dần lộ sáng. Ảnh minh họa.

Thế nhưng, bất chấp các quy định của pháp luật và văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Vietnam Airlines vẫn tiến hành tái cơ cấu Vasco, thành lập SkyViet.

Việc này đã tạo dư luận hồ nghi có dấu hiệu lợi ích nhóm, gây thất thoát vốn nhà.

Tại Công văn số 5823/VPCP-KTN ngày 14/7/2016 và số 5215/VPCP-V.I ngày 27/6/2016, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo, giải trình sự việc này trước ngày 31/8/2016.

Dấu hiệu làm trái pháp luật trong thương vụ Vasco-SkyViet đang dần lộ sáng ảnh 2

Yêu cầu làm rõ nghi vấn Vietnam Airlines cố ý làm trái luật khi lập SkyViet

(GDVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trước phản ánh của báo chí về nghi vấn làm trái pháp luật của Vietnam Airlines khi thành lập SkyViet.

Dấu hiệu làm trái pháp luật trong thương vụ Vasco-SkyViet đang dần lộ sáng ảnh 3

Bộ Tài chính tái khẳng định chưa đủ cơ sở cấp phép cho Vietstar Airlines

(GDVN) - Bộ Tài chính khẳng định, điều kiện vốn của Vietstar Airlines chưa đáp ứng đúng theo quy định tại Nghị định số 30/2013/NĐ-CP.

8 điểm cần được làm rõ liên quan đến các khía cạnh pháp lý của việc góp vốn thành lập SkyViet là:

Thứ nhất, việc thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT hàng không đến 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về: Phát triển Công ty bay dịch vụ (VASCO) theo hướng Công ty cổ phần kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, chuyển phát nhanh, chở hàng đường ngắn với phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ.

Phát triển Tổng công ty bay dịch vụ (SFC) chủ đạo bay phục vụ dầu khí, mở rộng ra thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển bay phục vụ kinh tế quốc dân, du lịch, bay hàng không chung.

Thứ hai, lý do không thực hiện Kế hoạch phát triển đội tàu bay đến năm 2020 và các dự án mua tàu bay, Dự án phát triển đội tàu bay của Vietnam Airlines (VNA) và Cty CP cho thuê máy bay VN tại các Công văn số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 và 1567/TTg-KTN ngày 22/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về:

Xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại VASCO với sự tham gia của VALC, Ngân hàng Đầu tư, Phát triển Việt Nam và các cổ đông khác? Thuê tư vấn định giá VASCO như một doanh nghiệp thông thường và chỉ định VietAir (sau khi được thành lập) mua lại VASCO theo giá trị đã được tổ chức tư vấn độc lập xác định? 

Thứ ba,
các căn cứ pháp lý trong việc góp vốn thành lập SkyViet, phương pháp xác định giá trị tài sản góp vốn để không làm thiệt hại lợi ích của VNA; bảo đảm phù hợp với phương pháp đã sử dụng để xác định tài sản tương tự khi cổ phần hóa VNA.

Thứ tư, lý do Bộ Giao thông vận tải không thực hiện theo Điều 24 và 25 Nghị định 99/2012/NĐ-CP (15/11/2012) về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. 

Thứ năm, tại sao phải thay đổi tên doanh nghiệp này từ VASCO thành SkyViet (tại Công văn số 3489/BGTVT-QLDN, Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng về kết quả tái cơ cấu VNA, trong đó có việc thành lập Cty cổ phần, với tên gọi dự kiến là Công ty CP Hàng không VASCO; tuy nhiên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0313687528 (do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 10/03/2016) thì tên là Công ty CP Hàng không SkyViet.

Thứ sáu, làm rõ phương án khai thác, bảo dưỡng, nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng, nguồn nhân lực đảm bảo khai thác, bảo dưỡng tàu bay và nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay trong Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động hàng không chung. 

Thứ bảy, làm rõ thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá tại Chứng thư số 1202/CT-VVFC/BAN3 (01/2016) theo đúng quy định của pháp luật.

Và điểm thứ 8 không kém phần quan trọng, đó là Bộ Giao thông vận tải phải tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến 2020 và định hướng 2030 theo quy định tại điểm 2 mục 11 khoản II  Điều 1 Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Không để thất thoát tài sản nhà nước, tạo tiền lệ xấu cho môi trường kinh doanh

Hiện nay, vốn nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP là 95%, do vậy việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của VNA trước khi chuyển đổi phải triệt để tuân thủ các quy định hiện hành nêu trên là tất yếu và có tính nguyên tắc.

Cần nói thêm rằng, tại các Phụ lục I và II Quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNA số 586/QĐ-TTg ngày 20/4/2011, Chính phủ đã quyết định: VASCO là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc (không trong danh sách các Công ty con, Công ty cổ phần, Công ty liên kết của VNA).

Tại Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của VNA, Chính phủ đã quy định: VASCO không trong danh sách 5 Công ty được thực hiện cổ phần hóa, VNA phải báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu VASCO và đề xuất Phương án sắp xếp lại; trình Chính phủ trong quý IV năm 2011 (Công văn 2129/TTg-ĐMDN ngày 15/11/2011).

Tại điểm 1 mục 1 khoản II, điểm c và d mục 4 khoản II và điểm h mục 4 khoản III Điều1 Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu VNA giai đoạn 2012-2015 số 172/QĐ-TTg ngày 16/01/2013, Chính phủ đã quyết định: VASCO là 1 trong 9 đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ - VNA (không trong danh sách: 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, 2 doanh nghiệp được chuyển thành Cty cổ phần và 5 Cty được xây dựng Đề án góp vốn lập doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định).

Tại Phụ lục I và II Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của VNA số 183/NĐ-CP ngày 15/11/2013, Chính phủ đã khẳng định: VASCO  là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc (không trong danh sách các Cty con, Cty cổ phần, Cty liên kết của VNA).

Tại mục 2 khoản 2, khoản 3, khoản 6 Điều 1 và khoản 4 Điều 2 Quyết định Phê duyệt phương án cổ phần hóa VNA số 1611/QĐ-TTg ngày 10/9/2014, Chính phủ đã quyết định: 

+ VNA JSC kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của VNA trước khi chuyển đổi, giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ; 

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại VNA JSC là Bộ GTVT;

+ Hội đồng thành viên VNA chịu trách nhiệm quản lý VNA cho đến khi bàn giao toàn bộ tài sản, tiền vốn, đất đai và lao động cho VNA JSC.

P.V/PLVN