Bộ Giáo dục giải đáp các thắc mắc về phương án thi quốc gia 2017

08/09/2016 14:33
Thùy Linh
(GDVN) - Thay vì chỉ được đăng ký 2 nguyện vọng như lần xét tuyển năm 2016, thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng hơn trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Bộ GD&ĐT đang xây dựng, lấy ý kiến đóng góp về phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2017 với một số nội dung điều chỉnh về tổ chức cụm thi, bài thi, hình thức thi, đề thi, nội dung thi, thời gian làm bài thi và lịch thi… Đáng chú ý nhất là sự điều chỉnh theo phương án 5 bài thi. 

Những điều này khiến dư luận đang có nhiều ý kiến về những thay đổi trong phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. 

Buổi tọa đàm trực tuyến vào sáng 8/9 tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga; PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM; bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS/THPT Nguyễn Tất Thành; TS. Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm giải đáp những băn khoăn đó. 

Các khách mời tham gia buổi tọa đàm trực tuyến (Ảnh: Thùy Linh)
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm trực tuyến (Ảnh: Thùy Linh)

Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã cho biết hướng tiếp tục cải tiến kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng vào năm 2017 vẫn kỳ thi được sử dụng cho 2 mục đích: xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng theo hướng tổ chức một loại cụm thi tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố chủ trì, các trường Đại học-Cao đẳng làm nhiệm vụ giám sát.

Kỳ thi sẽ chuyển từ thi theo môn sang thi theo bài, với 5 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Trong đó, thí sinh hệ THPT sẽ thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và chọn 1 trong 2 môn Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Thí sinh hệ giáo dục Thường xuyên sẽ thi Toán, Ngữ văn và chọn 1 trong 2 môn Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Ngoài bài thi Ngữ văn, các bài thi khác đều theo phương thức trắc nghiệm, chấm thi trên máy tính.

Bộ Giáo dục giải đáp các thắc mắc về phương án thi quốc gia 2017 ảnh 2

Dự kiến 5 phương thức xét tuyển Đại học, Cao đẳng tại kỳ thi 2017

(GDVN) - Năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục đổi mới thi và xét tuyển đại học. Dự kiến, Bộ sẽ công bố phương án thi trước ngày 10/9 để học sinh yên tâm học tập, ôn luyện.

Trong đó, đề trắc nghiệm môn Toán sẽ gồm 50 câu, các bài trắc nghiệm còn lại sẽ có 60 câu. Với các bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong một phòng thi sẽ có một đề thi riêng với độ khó tương đương nhau để ngăn ngừa tiêu cực.

Về xét tuyển Đại học-Cao đẳng Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết các trường có thể sử dụng những phương thức xét tuyển khác nhau như sử dụng kết quả học tập THPT, sử dụng hoàn toàn kết quả thi THPT quốc gia, hoặc sử dụng kết quả thi THPT quốc gia làm điều kiện sơ tuyển sau đó triển khai đánh giá năng lực để tuyển chọn thí sinh...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin thêm, để học sinh và thầy cô làm quen với các bài thi này, dự kiến cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, Bộ GD&ĐT sẽ công bố các mẫu đề thi minh họa để thí sinh kịp chuẩn bị. 

Ông Ga giải thích những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2015, tức là đủ khoảng thời gian 3 năm để lứa học sinh sẽ tốt nghiệp vào năm 2017 nắm thông tin và chuẩn bị.

Những thay đổi sắp tới đây chỉ là giải pháp kỹ thuật, còn lượng kiến thức, kỹ năng mà học sinh tiếp nhận được vẫn diễn ra bình thường.

Cụ thể, từ năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của 2 năm tuyển sinh này là cơ sở để Bộ GD&ĐT phát triển cho kỳ thi THPT quốc gia.

Bên cạnh đó, từ năm 2015, các trường đại học khác đã dành chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh bằng những tổ hợp môn thi khác (như khối A1, khối O…) ngoài tổ hợp truyền thống (các khối A, B, C, D).

Bộ Giáo dục giải đáp các thắc mắc về phương án thi quốc gia 2017 ảnh 3

Đây là ý kiến của giáo viên với kì thi Quốc gia 2017

(GDVN) - Về công tác tuyển sinh Đại học, đa số các trường Đại học đều mong muốn Bộ vẫn đứng ra tổ chức một kỳ thi chung để các trường lấy kết quả xét tuyển.

Ông Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí của Đại học Quốc gia Hà Nội – đơn vị đã tiến hành cách tuyển sinh bằng “bài thi đánh giá năng lực” – cho biết, trên cơ sở ngân hàng đề thi (khoảng 17.000 câu hỏi). Bộ GD&ĐT sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm các câu hỏi khác, đảm bảo nguồn đề phong phú.

Ông Hồng cũng giải thích thêm, các bài thi Khoa học Tự nhiên hay Khoa học Xã hội phải được gọi là "bài thi tổ hợp" chứ không phải "tích hợp" hay "tổng hợp".

Đánh giá về thay đổi này, bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS- THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng cách thi sẽ giúp việc học ở phổ thông tránh được quan niệm "môn chính, môn phụ".

Hiện nay, chương trình sách giáo khoa còn nặng, cả giáo viên và học sinh chưa quen với các bài thi này nên việc học nên khóa học sinh lớp 12 sẽ học và ôn thi vất vả hơn.

Hơn nữa, đây là năm đầu tiên thực hiện theo hình thức bài thi nên Bộ GD&ĐT cần có có hướng dẫn cụ thể. 

Đặc biệt, thay vì chỉ được đăng ký 2 nguyện vọng như lần xét tuyển năm 2016, thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng hơn.

Với cách xét tuyển này, tỉ lệ ảo sẽ tăng cao, nhưng Bộ đã có phần mềm chống ảo để hỗ trợ các trường trong quá trình xét tuyển. Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện phần mềm xét tuyển để hỗ trợ các trường lọc thí sinh “ảo”.

Theo thứ trưởng Ga, sắp tới Bộ sẽ có quy chế cụ thể quy định chi tiết việc đăng ký thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển Đại học.

Thùy Linh