Học trò và những cái chết thương tâm trong lũ dữ

17/12/2016 15:06
An Nguyên
(GDVN) - Nghành giáo dục các tỉnh miền Trung yêu cầu nhà trường, đơn vị chức năng triển khai phương án phòng tránh mưa lũ, đảm bảo tính mạng cho học sinh, giáo viên.

Vụ việc 20 cô trò trường mẫu giáo An Hiệp (Tuy An, Phú Yên) thoát chết kỳ diệu sau khi trận lũ quét qua khiến việc bảo đảm tính mạng cho học sinh, giáo viên mùa mưa lũ trở nên cấp thiết.

Những cái chết thương tâm trong lũ

Liên tiếp những đợt “lũ chồng lũ” khiến các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... điêu đứng.

Người dân chưa kịp gượng dậy sau trận lũ cuối tháng 11 thì nay lại ghánh thêm đợt lũ dữ tháng 12. Nhiều trường học và hàng ngàn học sinh phải đóng cửa nghỉ học vì nước ngập lênh láng.

Những trận lũ quét, nước chảy xiết cũng đã gây ra nhiều cái chết thương tâm cho các em học sinh đang trên đường đến trường.

Mưa lũ gây ngập lụt, chia cắt nhiều tuyến đường khiến việc di chuyển đi lại của người dân gặp rất nhiều nguy hiểm. Ảnh: An Nguyên
Mưa lũ gây ngập lụt, chia cắt nhiều tuyến đường khiến việc di chuyển đi lại của người dân gặp rất nhiều nguy hiểm. Ảnh: An Nguyên

Theo Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại nặng nề về người, trong đó ghi nhận nhiều trường hợp học sinh bị nước lũ cuốn trôi trên đường đi học về.

Vào trưa ngày 8/12, em TĐT. và ĐMT (học sinh lớp 8A2, Trường THCS Nhơn An, thị xã An Nhơn, Bình Định) trên đường đi học về băng qua bờ tràn thì bị nước cuốn.

Không để người dân bị đói khát (GDVN) - “Phải rà soát các hộ có nguy cơ thiếu đói, cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Không để người dân bị đói khát

(GDVN) - “Phải rà soát các hộ có nguy cơ thiếu đói, cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị đói, khát", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Thấy bạn bị nạn, em TĐT vứt xe đạp lao xuống cứu bạn nhưng cũng bị lũ cuốn trôi. Gần một ngày sau, thi thể của hai em mới được tìm thấy.

Trước đó, vào chiều ngày 6/12, em DNTN. (học sinh lớp 4A, Trường tiểu học số 1 Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định) trên đường đi học về nhà.

Khi qua đoạn cầu tràn Ông Vịnh (thôn Nhân Ân, xã Phước Thuận) thì bất ngờ bị nước lũ chảy xiết, cuốn trôi.

Lực lượng chức năng phải huy động người và phương tiện tìm kiếm trong suốt nhiều giờ đồng hồ liền mới vớt được thi thể em N., đưa về mai táng.

Đó không phải là cái chết thương tâm duy nhất trong đợt lũ vừa qua.

Vào ngày 3/12, một học sinh của Trường THCS Quế Lộc (Quế Sơn, Quảng Nam) trên đường đi học thì bị nước lũ tràn về, cuốn trôi.

Lực lượng chức năng đã vớt được thi thể em và bàn giao cho gia đình tổ chức mai táng.

Hàng ngàn học sinh nghỉ học

Trước tình trạng trên, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã có công văn số 2180/SGĐT-VP ngày 15/12 về việc cho học sinh nghỉ học, đề phòng học sinh bị lũ cuốn trôi trên đường đi học, đi học về.

Sở cũng yêu cầu các Trường, đơn vị liên quan bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh, giáo viên trong mùa mưa lũ.

Tương tự, nghành giáo dục tỉnh Phú Yên cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ phòng tránh mưa lũ, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên trên đường đến trường.

Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ năm 2016 (GDVN) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ năm 2016 và phòng ngừa các năm tiếp theo.

Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ năm 2016

(GDVN) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ năm 2016 và phòng ngừa các năm tiếp theo.

Đối với các trường học bị ngâm trong lũ hoặc bị lũ chia cắt, cô lập thì học sinh phải nghỉ học.

Còn những điểm trường bị ngập lụt kéo dài thì có thể bố trí cơ sở học tạm tại các điểm cao, theo đúng phương án phòng, chống giảm nhẹ thiên tai của các cơ sở giáo dục.

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, do nước lũ dâng cao nên học sinh ở các huyện như: Quảng Điền, Phong Điền, thị xã Hương Trà và thành phố Huế... được nghỉ học từ chiều 13/12 đến hết ngày 16/12.

Mưa lũ làm 13 người chết và mất tích

Ngày 17/12, Chi cục phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, đợt mưa lũ vừa qua đã làm 9 người chết, 6 người mất tích và hơn 10 người bị thương.

Đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến nhiều địa phương của Đà Nẵng ngập chìm trong nước, nhiều trường học phải đóng cửa. Ảnh: An Nguyên
Đợt mưa lũ vừa qua cũng khiến nhiều địa phương của Đà Nẵng ngập chìm trong nước, nhiều trường học phải đóng cửa. Ảnh: An Nguyên

Đến thời điểm sáng cùng ngày, có 13 hồ chứa thủy điện ở khu vực miền Trung đang tiến hành xả qua tràn.

Trong đó có ba hồ xả với lưu lượng trên 1.000m3/s gồm: Sông Tranh 2 (Quảng Nam): 1.240m3/s; Sông Ba Hạ (Phú Yên): 5.300m3/s; An Khê (Gia Lai): 1.200m3/s.

Theo Chi cục, các địa phương bị thiệt hại nặng do mưa lũ đã có báo cáo xin Trung ương hỗ trợ.

Cụ thể, Thừa Thiên - Huế đề xuất trước mắt cần hỗ trợ 1.000 tấn gạo và 100 tấn lúa giống để gieo cấy vụ Đông xuân 2016-2017.

Ngoài ra còn cần 20 tấn Clorine để xử lý môi trường thủy sản, 20 nghìn lít hoá chất benkocid thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch cho thú y.

Về tài chính thì cần 170 tỷ đồng giúp tỉnh khắc phục bước đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Quảng Nam đề nghị hỗ trợ 20 tỷ đồng cùng nhiều loại thuốc tẩy rửa, sát trùng.

Quảng Ngãi đề nghị hỗ trợ 7 tỷ đồng và Bình Định là 500 tỷ đồng. Riêng Phú Yên đề nghị hỗ trợ khẩn cấp 1.100 tấn gạo cứu đói.

An Nguyên