Ấn tượng với phần mềm "bữa ăn học đường" của Ajinomoto Việt Nam

13/04/2017 11:59
Thùy Linh
(GDVN) - Nhiều trường được tiếp cận 120 thực đơn gồm 360 món ăn không lặp lại, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, đa dạng và ngon miệng cho học sinh.

Ajinomoto đồng hành cùng chuyên mục sức khỏe 

Ngày 11/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” cho 420 trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên địa bàn Hà Nội.

Hội nghị đã thu hút hơn 800 hiệu trưởng, giáo viên, cán bộ các trường trên địa bàn đến tham dự.

Thay vì 3 món (cơm, canh, mặn) như trước, từ nay các trường cam kết bữa trưa tăng lên 5 món. Học sinh được ăn thêm món xào nhiều rau củ và tráng miệng bằng hoa quả.

Trường sẽ tiếp cận với phần mềm cung cấp 120 thực đơn miễn phí, gồm 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, đa dạng và ngon miệng; được phân chia theo 3 khu vực miền Bắc, Trung và Nam. 

Hội nghị triển khai “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” thu hút sự tham dự của 420 trường học trên địa bàn Hà Nội.
Hội nghị triển khai “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” thu hút sự tham dự của 420 trường học trên địa bàn Hà Nội.

Được biết “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” thuộc Dự án Bữa ăn Học đường, do Công ty Ajinomoto Việt Nam phát triển với sự tư vấn chuyên môn của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) và sự phối hợp triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cung cấp và xây dựng những thực đơn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, ngon miệng và hỗ trợ công tác quản lý bữa ăn bán trú.

Phần mềm được cung cấp hoàn toàn miễn phí trên website của dự án: www.buaanhocduong.com.vn.

Ấn tượng với phần mềm "bữa ăn học đường" của Ajinomoto Việt Nam ảnh 2

Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho học sinh tiểu học cả nước

Mỗi trường tiểu học bán trú đăng ký một tài khoản để sử dụng đầy đủ các chức năng trong Phần mềm.

Phần mềm này do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng năm 2012, nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt phần mềm từ tháng 1/2017; ban hành công văn hướng dẫn triển khai vào tháng 2/2017.

Mỗi sở, phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường sẽ cử một cán bộ có chuyên môn theo dõi, đôn đốc và báo cáo quá trình áp dụng phần mềm. 

Nhà trường sẽ phối hợp với phụ huynh để khuyến khích các em dùng bữa theo thực đơn mà phần mềm cung cấp. Thầy cô giáo dục kiến thức dinh dưỡng, thói quen ăn uống lành mạnh cho học sinh thông qua bộ áp phích sinh động “3 phút thay đổi nhận thức”.

Phần mềm dinh dưỡng học đường do Ajinomoto Việt Nam phát triển.
Phần mềm dinh dưỡng học đường do Ajinomoto Việt Nam phát triển.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Trung - Phó giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết, phần mềm được tư vấn chuyên môn bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), lấy ý tưởng từ bữa trưa 10 món của trẻ em Nhật Bản.

Ấn tượng với phần mềm "bữa ăn học đường" của Ajinomoto Việt Nam ảnh 4

Các trường tiểu học tại Hà Nội áp dụng thực đơn chuẩn cho bữa ăn bán trú

Trong nhiều năm qua, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đồng hành cùng công ty tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế về tình hình dinh dưỡng và thói quen ăn uống của học sinh. Từ đó, đưa ra những tư vấn chuyên môn sâu sát, hiệu quả. 

Năm 2017, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tiếp tục đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ajinomoto Việt Nam triển khai dự án Bữa ăn học đường trên toàn quốc.

Cũng theo ông Trung, để có cơ sở triển khai phần mềm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ajinomoto Việt Nam đã tổ chức khảo sát 3.692 trường tiểu học bán trú tại 63 tỉnh thành, với 95% nơi có bếp ăn tập trung phục vụ cho 2,6 triệu học sinh. 

Công tác tổ chức bữa ăn tại các trường hiện gặp nhiều khó khăn do hạn chế về kiến thức dinh dưỡng; thiếu kinh nghiệm xây dựng thực đơn vừa đủ dinh dưỡng, vừa hợp phí thu hàng tháng.

Hầu hết ý kiến thu nhận được đều nhất trí cần cải thiện thực đơn và tập huấn chuyên môn dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cho nhà bếp.

Nhận thấy vai trò của dự án Bữa ăn học đường trong việc cải thiện công tác tổ chức bán trú hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định triển khai phần mềm trên quy mô toàn quốc.

Từ năm 2012 đến 2016, dự án Bữa ăn học đường được triển khai tại các trường tiểu học bán trú thuộc 4 tỉnh thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hà Nội) thông qua công cụ chính là bộ thực đơn cân bằng dinh dưỡng. 

Kết quả khảo sát tại 27 trường ở Đà Nẵng, 42 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự thay đổi bất ngờ. 97% học sinh hình thành thói quen ăn đa dạng thực phẩm, 59% trẻ thích ăn nhiều rau củ vì chúng tốt cho sức khỏe.

Được biết, sắp tới, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sự hỗ trợ chuyên môn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, doanh nghiệp sẽ cử chuyên gia xuống từng trường hướng dẫn cách sử dụng phần mềm hiệu quả. 

Ví dụ, sau khi trường nhập các nguyên liệu sẵn, phần mềm sẽ định lượng chính xác và đưa ra các món ăn cân bằng dinh dưỡng, gợi ý thực đơn cho cả tuần, cảnh báo khẩu phần thiếu rau thừa đạm...

Thùy Linh