10 lời khuyên của giáo sư John Vũ dành cho người muốn khởi nghiệp

21/05/2017 07:44
Giáo sư John Vũ
(GDVN) - Thành công không có nghĩa là nhiều tiền, nếu bạn có thể tạo ra nhiều việc làm hơn và giúp được mọi người thì bạn đã thành công rồi.

Nhiều sinh viên phàn nàn: “Em trả nhiều tiền để tham dự lớp học khởi nghiệp vì em tin rằng em có thể khởi đầu công ty. Họ làm cho lớp học khởi nghiệp đó dường như dễ dàng tới mức nếu em theo điều họ nói, em sẽ giàu. 

Người hướng dẫn hỏi liệu em có muốn giống “Bill Gates” hay “Steve Jobs” và cho chúng em xem “công thức bí mật” mà em phải trả thêm tiền nhưng sau đó, nó đã không có tác dụng.


Trong đợt dạy của tôi ở châu Á vài năm trước, tôi đã thấy nhiều lớp học khởi nghiệp kiểu “làm giàu nhanh” đó. 

Có một câu hỏi mà mọi người nên hỏi: “Nếu làm giàu dễ dàng thế, sao không mấy người giàu?”.

Tại sao những người dạy các lớp học này đã không trở thành “Bill Gates” hay “Steve Jobs” mà phải làm tiền bằng việc dạy người khác? 

10 lời khuyên của giáo sư John Vũ dành cho người muốn khởi nghiệp ảnh 1
Thành công không có nghĩa là nhiều tiền (Ảnh dẫn từ trang cá nhân của giáo sư John Vũ)

Sự thực là họ đang kiếm tiền từ bạn thay vì giúp bạn làm ra tiền. Những người này đang bán cho bạn giấc mơ kiểu như “Làm ra nhiều tiền bằng việc bắt đầu một công ty” hay “Tạo ra công ty từ chiếc máy tính của bạn” hoặc “Trở thành triệu phú trong 6 tháng,”... 

Họ làm công việc này bởi họ biết rằng nhiều người chỉ muốn cách dễ dàng để làm ra tiền, được giàu nhanh, để cho họ bán cho những người đó điều mà người ta muốn, nhiều người trả tiền cho điều đó và trở thành nạn nhân của những lớp học khởi nghiệp vô đạo đức” này.

Là một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm và khởi nghiệp trong hơn 25 năm, tôi thường khuyên các sinh viên muốn trở thành nhà khởi nghiệp thì cần có 10 yếu tố sau: 

10 lời khuyên của giáo sư John Vũ dành cho người muốn khởi nghiệp ảnh 2

Giáo sư, cái quần đùi và sự sáng tạo

Một là, không bỏ trường để trở thành nhà khởi nghiệp. Không có kĩ năng kĩ thuật, không thể nào xây dựng được công ty khởi nghiệp.

Hai là, học nhiều hơn về công nghệ bằng việc thường xuyên đọc về cả xu hướng công nghệ và thị trường.

Ba là, phát triển cả kĩ năng kĩ thuật và doanh nghiệp rồi cải tiến kĩ năng mềm của bạn; bạn cần tất cả những điều đó để thành công.

Bốn là, không ai thành công ngay lần đầu; bạn phải học nhiều nhất có thể được từ những thất bại của bạn. Bạn càng thất bại, bạn càng học được nhiều hơn và làm quyết định tốt hơn cho lần sau. Người thành công không bỏ cuộc nhưng rút ra bài học từ những thất bại của họ.

Năm là, có ý tưởng là dễ, nhưng làm cho ý tưởng đó thành thực tại là khó hơn.

Sáu là, học kiên nhẫn và cho bản thân bạn đủ thời gian nghĩ kĩ để cho bạn có thể đi tới những ý tưởng tốt hơn.

Bảy là, xây dựng công ty mất thời gian lâu hơn nhiều so với bạn nghĩ, không thể nào trở nên thành công trong vài tháng hay thậm chí vài năm.

Tám là, thành công không có nghĩa là nhiều tiền, nếu bạn có thể tạo ra nhiều việc làm hơn và giúp được mọi người, bạn thành công rồi.

Chín là, phải có trách nhiệm cho hành động của bạn và sẵn lòng thừa nhận rằng bạn đang phạm sai lầm rồi tiếp tục cuộc hành trình của bạn.

Mười là, nếu cái gì là quá tốt hay quá dễ dàng, phải cẩn thận vì nó có thể không thực.

Giáo sư John Vũ