4 phương thức marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhỏ

18/08/2017 17:00
Ngọc Bích
(GDVN) - Với nhiều doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực có hạn, những hoạt động marketing đơn giản, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao thường được tìm kiếm và hướng tới.

Những mẫu quảng cáo triệu đô, những event hoành tráng là những gì người ta hay liên tưởng khi nhắc đến một “chiến dịch” marketing. 

Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp nhỏ còn đang loay hoay tìm cách đứng vững trên thương trường, nguồn lực có hạn, những hoạt động marketing đơn giản, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao thường được tìm kiếm và hướng tới. 

Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số phương thức marketing được đánh giá là “ngon, bổ, rẻ” hiện nay: 

1. Tối ưu hóa marketing truyền miệng

Theo một nghiên cứu của Nielsen, 84% khách hàng cho biết họ sẽ tin tưởng ý kiến về sản phẩm và dịch vụ từ gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè (1). “Truyền miệng” do đó có lẽ là một trong những phương thức hiệu quả nhất để tác động đến khách hàng.

thời đại công nghệ thông tin, “truyền miệng” còn được hiểu thêm theo nghĩa làm thế nào để khách hàng chủ động “chia sẻ”, “tương tác” với thương hiệu trên các kênh cá nhân của họ. 

Một post khen ngợi của khách đôi khi sẽ giúp doanh nghiệp có thêm được nhiều khách hàng mới hơn cả việc chạy quảng cáo tiếp cận cả trăm khách, vì nó tác động đến một yếu tố rất quan trọng: niềm tin của khách hàng.

4 phương thức marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp nhỏ  ảnh 1

Maritimebank-Ngân hàng có hoạt động thẻ hiệu quả khu vực Đông Dương năm 2016

Tuy nhiên, marketing truyền miệng cũng là con dao hai lưỡi với doanh nghiệp: khi khách hàng hài lòng, họ sẽ mang thêm cho bạn rất nhiều khách mới, ngược lại, khi khách hàng không hài lòng, tiếng xấu cũng sẽ được lan truyền theo cấp số nhân.

Nếu chọn truyền miệng là cách tiếp thị chính, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải đáp ứng hoặc vượt hơn những mong đợi của khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên có thêm động thái khuyến khích khách hàng chia sẻ về mình, để marketing truyền miệng được tối ưu hóa. 

2. Đừng quên xây dựng thương hiệu 

Dù doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, bạn đều cần một thương hiệu. Đó là cách để doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ, tạo cảm xúc, kết nối với khách hàng và khiến họ quay trở lại. 

“Khi mới bắt đầu kinh doanh, việc xây dựng thương hiệu là một điều rất xa xỉ với tôi. Tôi chỉ quan tâm đến việc duy nhất là làm sao bán được nhiều hàng. 

Đến khi các cửa hàng lần lượt đóng cửa, tôi mới thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu vững chắc” chị Nguyễn Ngọc Hà – Nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Gà Ò Ó O, Bò Lế Rô, Vịt Bô Rô chia sẻ tại hội thảo “kết nối để lớn mạnh” do Maritime Bank phối hợp cùng VMCC tổ chức.

Xây dựng thương hiệu không có nghĩa là phải bỏ ra số tiền quá lớn, nhờ đến công ty thiết kế nổi tiếng. Thương hiệu có trong chính câu chuyện mà bạn đang viết lên cùng doanh nghiệp của mình. 

Một hình ảnh logo có ý nghĩa, một chia sẻ về tầm nhìn, về con đường thương hiệu bạn đang đi sẽ giúp khách hàng nhận biết bạn rõ hơn trong thời đại quá tải thông tin. 

3. Tận dụng mạng xã hội

Chúng ta đang sống trong thời đại mà người người, nhà nhà “online” mọi lúc mọi nơi. Do đó, nếu biết tận dụng, mạng xã hội sẽ trở thành kênh quảng cáo với chi phí hợp lý mà vẫn hiệu quả. 

Điểm mấu chốt khi làm marketing trên mạng xã hội là việc bạn cần nội dung nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng khi họ có hàng trăm hàng ngàn post hiện lên trên newsfeed của họ hàng ngày. 

Làm sao để khách hàng nhìn trang cá nhân của doanh nghiệp như một người bạn trên mạng xã hội, nơi chia sẻ thông tin, tương tác hiệu quả với họ, bạn sẽ chiếm được”trái tim” của khách hàng và tăng cơ hội họ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. 

4. Hợp tác tiếp thị 

Hợp tác tiếp thị đã và đang trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi hợp tác cùng doanh nghiệp khác, bạn có thể tiếp cận được một nguồn khách hàng mới, kênh phân phối mới với chi phí hiệu quả. 

Ngoài ra, hợp tác tiếp thị còn mang lại cho doanh nghiệp những giá trị vô giá như việc nâng tầm thương hiệu hay mang lại giá trị cộng thêm cho khách hàng.  

Gần đây, ngân hàng Maritime Bank đã mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp để thúc đẩy hợp tác tiếp thị - Cộng đồng JOY - Maritime Bank.

Hình ảnh Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc điều hành Maritime Bank giới thiệu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
Hình ảnh Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng Giám đốc điều hành Maritime Bank  giới thiệu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Khi tham gia vào cộng đồng JOY-Maritime Bank, doanh nghiệp không chỉ được hỗ trợ về nguồn vốn bền vững, mà còn được cung cấp những giải pháp marketing, truyền thông toàn diện để có thể tiếp cận khách hàng và phát triển thương hiệu của mình. 

Các doanh nghiệp trong cộng đồng sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình đến với 1,5 triệu khách hàng cá nhân của Maritime Bank – những người sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 

Không chỉ dừng lại ở việc “đi tìm” khách hàng cho doanh nghiệp, Maritime Bank còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thu hút thêm khách hàng mới thông qua các hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truyền thông. 

Ở bước đầu thực hiện, Maritime Bank tài trợ miễn phí cho doanh nghiệp trong việc xây dựng website, quảng bá thương hiệu trên các kênh truyền thông hiệu quả nhất hiện nay đồng thời quảng cáo tại hệ thống các chi nhánh của Maritime Bank tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Với tín hiệu đáng mừng này, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thêm những hỗ trợ để không những phát triển thị trường mà còn xây dựng thương hiệu và truyền thông một cách bài bản, giúp họ vững vàng trên con đường kinh doanh đầy biến động

https://www.getambassador.com/blog/word-of-mouth-marketing-statistics

Ngọc Bích