Học sinh bị dọa "cấm" đến trường nếu không đi học thêm dịp hè

25/08/2017 07:17
DU THIÊN
(GDVN) - Tình trạng mất dân chủ trong trường học, học sinh bị “ép” đi học thêm, thu tiền học thêm sai quy định… đang diễn ra tại trường Trung học cơ sở Quảng Vọng.

Mất dân chủ trong trường học

Một số phụ huynh học sinh trường Trung học cơ sở Quảng Vọng, Quảng Xương, Thanh Hóa phản ánh về việc con em họ bị nhà trường “ép” đi học thêm, đóng tiền, dù chưa được sự đồng ý của phụ huynh.

Số tiền mỗi học sinh bắt buộc phải đóng trong thời gian dạy thêm, học thêm (từ ngày 14/8 đến ngày 31/8) là 300 nghìn đồng/học sinh.

Sự việc gây không ít bức xúc cho phụ huynh học sinh vì

Học sinh bị dọa "cấm" đến trường nếu không đi học thêm dịp hè ảnh 1

2 trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh bị thanh tra dạy thêm

tình trạng mất dân chủ tại cơ sở giáo dục này.

“Nếu tổ chức dạy thêm, học thêm thì nhà trường phải thông báo, họp phụ huynh, phổ biến chủ trương để chúng tôi được biết.

Nhưng thực tế chúng tôi không hề được nhà trường thông báo, bàn bạc trực tiếp về chủ trương này.

Một khi phụ huynh không nắm được chủ trương dạy thêm và học thêm ra sao, thì làm sao có thể biết được con em mình học cái gì? Mức kinh phí đóng góp đã phù hợp hay chưa?

Tôi nghĩ rằng, phụ huynh sẽ đồng ý chủ trương dạy thêm và học thêm nếu nắm bắt được chủ trương và việc đó có lợi cho con em mình.

Việc nhà trường chỉ thông qua chủ trương dạy thêm, học thêm đối với học sinh mà không bàn bạc trực tiếp với phụ huynh là việc làm rất mất dân chủ”, một phụ huynh (xin giấu tên) có con theo học tại trường cấp 2 Quảng Vọng bức xúc cho biết .

Sau những giờ học trên lớp là cảnh một số học sinh trường Trung học cơ sở Quảng Vọng ra đồng bắt cá để cải thiện bữa ăn. Ảnh: DU THIÊN
Sau những giờ học trên lớp là cảnh một số học sinh trường Trung học cơ sở Quảng Vọng ra đồng bắt cá để cải thiện bữa ăn. Ảnh: DU THIÊN

Đáng nói là, một số học sinh dù không muốn tham gia học thêm hè ở trường, nhưng nhà trường vẫn đề nghị học sinh viết đơn xin đi học thêm.

Một số học sinh khác thì nói rằng, nếu không đi học thêm thì các em sẽ bị nhà trường làm khó.

“Giáo viên nói, nếu không đi học thêm thì đầu năm đừng có tới trường…”, một học sinh chia sẻ.

Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục này còn vi phạm về thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm (dạy trước thời gian quy định) do cấp có thẩm quyền ban hành.

Mặt khác, tại công văn số 702 /HDLN-GDĐT-TC hướng dẫn liên ngành Giáo dục đào tạo, Tài chính, ngày 13/4/2017 quy định mức thu và quản lý, sử dụng tiền dạy thêm, học thêm nêu rõ: "Không thu tiền phụ đạo học sinh yếu, kém…".

Tuy nhiên qua khảo sát của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, hầu hết số học sinh yếu, kém vẫn bị nhà trường thu số tiền 300 nghìn đồng/em vào dịp này.

Trong số này, có những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo, hoặc cận nghèo.

Sẽ xử lý vi phạm

Tại công văn 2381/2012/QĐ-UBND ngày 27/7/2012, ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nêu rõ:

“Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý.

Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm”.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy định nói trên tại trường Trung học cơ sở Quảng Vọng hoàn toàn trái với công văn 2381.

Hôm 18/8, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quảng Vọng thừa nhận thiếu sót trong việc đảm bảo tính dân chủ khi triển khai thực hiện chủ trương dạy thêm, học thêm.

Ông Phúc giải thích rằng, do hạn hẹp về mặt thời gian nên chưa thể thực hiện triển khai, phổ biến trực tiếp các quy định về dạy thêm tới các phụ huynh, đồng thời xin rút kinh nghiệm về những thiếu sót nêu trên.

Ông Trần Thế Lưu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương cho biết, lãnh đạo huyện đã tiếp thu thông tin báo chí phản ánh đồng thời sẽ chấn chỉnh tình trạng nêu trên trong thời gian sớm nhất. Ảnh: DU THIÊN
Ông Trần Thế Lưu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương cho biết, lãnh đạo huyện đã tiếp thu thông tin báo chí phản ánh đồng thời sẽ chấn chỉnh tình trạng nêu trên trong thời gian sớm nhất. Ảnh: DU THIÊN

Về việc nhà trường tổ chức cho học sinh học thêm sớm hơn so với thời hạn quy định, ông Phúc thừa nhận điều này là không đúng, đồng thời giải thích rằng: “Do sức ép của phụ huynh và để đảm bảo chất lượng giáo dục trước khi bước vào năm học mới”.

“Phụ huynh sốt ruột, và nhà trường lo về chất lượng vì các em nghỉ hè lâu quá, nên họ đề nghị nhà trường tổ chức dạy thêm trước thời gian quy định.

Tiếp đó là sức ép về thời gian tổ chức hội thi thể dục, thể thao cấp xã tới đây, khiến nhà trường thực hiện sai quy định của cấp trên.

Tuy nhiên việc dạy thêm học thêm chỉ được thực hiện

Học sinh bị dọa "cấm" đến trường nếu không đi học thêm dịp hè ảnh 4

Dạy thêm trước chương trình, học sinh hớt được ngọn nhưng mất gốc

trên cơ sở có đơn xin học thêm của học sinh và được sự đồng ý của phụ huynh.

Khi không đảm bảo số lượng thì chúng tôi không tổ chức dạy”, ông Phúc nói.

Tuy nhiên, phải ánh của ông Phúc hoàn toàn trái ngược với những xác minh của phóng viên.

Bởi trong số học sinh đến trường trong dịp này, có nhiều em không nộp đơn xin học thêm hoặc không được sự đồng ý của phụ huynh vẫn bị "ép" đến trường, nộp tiền để học.

Nói về việc thu tiền phụ đạo học sinh yếu, kém trái quy định tại công văn số 702 /HDLN-GDĐT-TC, ông Phúc cho biết sẽ nắm lại thông tin và trả lời phóng viên cụ thể khi có kết quả kiểm tra.

Cũng liên quan tới sự việc nói trên, cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trần Thế Lưu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương biết, lãnh đạo huyện sẽ tiếp thu thông tin báo chí phản ánh đồng thời sẽ chấn chỉnh tình trạng nêu trên trong thời gian sớm nhất.

“Chúng tôi sẽ quán triệt nghiêm khắc đồng thời rút kinh nghiệm về việc này.

Trước hết, vào ngày 19/8, chúng tôi sẽ tổ chức họp tổng kết năm học đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm theo thông tin đã xác minh”, ông Lưu cho biết.

DU THIÊN