Cảm động hình ảnh khai giảng từ các điểm trường xa xôi giữa đại ngàn Trường Sơn

05/09/2017 14:26
Ngô Trần Hà Vũ
(GDVN) - Để vào đến các điểm trường xa xôi, hẻo lánh giữa núi rừng Trường Sơn, các thầy cô phải lội rừng, băng suối gần cả ngày trời.

Ở nơi ấy không điện thắp sáng, không sóng điện thoại, chỉ có những học sinh nghèo đói ăn, thiếu mặc đến trường.

Nhưng với những người thầy, người cô cắm bản, những khó khăn ấy lại là động lực để họ vượt qua hàng chục cây số đường rừng vào với các em. Dạy cho các em biết tính từng con số, uốn nắn từng con chữ.

Một năm học mới lại bắt đầu, những ngôi trường sập sệ được thầy cô quét dọn, chặt tre dựng lại. Có điểm trường phải huy động phụ huynh vượt gần chục cây số ra trung tâm xã để ghánh gạch đá, tôn, bàn ghế… về lợp trường, dựng lớp.

Đó là những câu chuyện mà anh Ngô Tấn Lạc, một người đã gắn bó bao năm nay với nhiều điểm trường xa xôi của huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) kể lại qua những bức ảnh cảm động do các thầy, cô gửi về.

Học sinh ở điểm trường Mô Rỗi (thôn 1, Trà Tập, Nam Trà My) dọn dẹp vệ sinh, làm lại hàng rào, cổng ngõ chào năm học mới.
Học sinh ở điểm trường Mô Rỗi (thôn 1, Trà Tập, Nam Trà My) dọn dẹp vệ sinh, làm lại hàng rào, cổng ngõ chào năm học mới.
Năm học mới của những học sinh vùng cao bắt đầu bằng việc dọn vệ sinh trường lớp.
Năm học mới của những học sinh vùng cao bắt đầu bằng việc dọn vệ sinh trường lớp.
Một điểm trường nằm giữa bốn bề núi rừng trùng điệp.
Một điểm trường nằm giữa bốn bề núi rừng trùng điệp.
Nhìn bên ngoài thì không ai nghĩ đây là điểm trường Tu Nất thôn 5 (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Nó giống như một nơi bị bỏ hoang, nhưng đó lại là nơi mà các thầy, cô hàng ngày đang gieo chữ cho học trò nơi đây.
Nhìn bên ngoài thì không ai nghĩ đây là điểm trường Tu Nất thôn 5 (xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Nó giống như một nơi bị bỏ hoang, nhưng đó lại là nơi mà các thầy, cô hàng ngày đang gieo chữ cho học trò nơi đây.
Bữa cơm có thịt là mơ ước của nhiều học sinh vùng cao.
Bữa cơm có thịt là mơ ước của nhiều học sinh vùng cao.
Món quà đầu năm học mới của các thầy cô dưới xuôi mang lên cho học trò là những gói bánh, bịch kẹo đơn sơ.
Món quà đầu năm học mới của các thầy cô dưới xuôi mang lên cho học trò là những gói bánh, bịch kẹo đơn sơ.
Gian nan con đường vào điểm trường ông Phụng, thôn 2 (Trà Dơn).
Gian nan con đường vào điểm trường ông Phụng, thôn 2 (Trà Dơn).
Đường vào điểm trường thôn 5 (Trà Dơn) phải đi bộ hơn 6 tiếng đường rừng, vượt qua nhiều khe suối.
Đường vào điểm trường thôn 5 (Trà Dơn) phải đi bộ hơn 6 tiếng đường rừng, vượt qua nhiều khe suối.
Đường đến điểm trường Tăk Tố, thôn 3, Trà Don với nhiều đoạn "dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm".
Đường đến điểm trường Tăk Tố, thôn 3, Trà Don với nhiều đoạn "dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm".
Cô giáo Nguyễn Việt Thảo trên đoạn đường rừng đi bộ hàng cây số lên điểm trường Răng Dí, Thôn 4 (xã Trà Cang, Nam Trà My).
Cô giáo Nguyễn Việt Thảo trên đoạn đường rừng đi bộ hàng cây số lên điểm trường Răng Dí, Thôn 4 (xã Trà Cang, Nam Trà My).
Cô giáo trẻ Lê Thị Hòe trên hành trình vượt suối, băng rừng đến điểm trường Tắk Pổ - thôn 1 (xã Trà Tân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam).
Cô giáo trẻ Lê Thị Hòe trên hành trình vượt suối, băng rừng đến điểm trường Tắk Pổ - thôn 1 (xã Trà Tân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam).
Ngô Trần Hà Vũ