Nên mở đầu vào siết đầu ra

21/11/2017 07:19
Phan Tuyết
(GDVN) - Khi vào đại học rồi, một số em thường có tâm lý “trước sau chẳng tốt nghiệp” nên xả hơi và buông xuôi.

LTS: Gần đây, câu chuyện về việc hàng nghìn sinh viên bị cho thôi học mỗi năm khiến nhiều người quan tâm.

Cô giáo Phan Tuyết chỉ ra vô vàn lý do của tình trạng trên và cho rằng các trường đại học nên nới lỏng đầu vào và siết chặt đầu ra để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học mỗi năm ở các trường đại học. Trong đó, có không ít trường thuộc tốp trên mà sinh viên nơi này chủ yếu là học sinh khá giỏi ở các trường trung học phổ thông trước đây.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đáng buồn như thế này?

Vô vàn lý do bị đuổi

D. một học sinh chuyên toán vốn là học sinh giỏi nhất nhì trong vùng. Suốt cả năm tháng phổ thông chỉ thấy D miệt mài học tập.

Dù đã học lớp 12 nhưng D chưa bao giờ tự đi học một mình, bao giờ cũng có ba mẹ thay nhau đón đưa.

Cậu bạn chung lớp với D tên là Hùng bật mí: “D không bao giờ tham gia bất kì hoạt động dã ngoại nào nhà trường tổ chức vì ba mẹ chỉ muốn em tập trung vào học tập”.

Năm học ấy, D đậu vào một trường đại học danh tiếng của cả nước. Bố mẹ hy vọng D sẽ xin được học bổng du học sau này.

Khi năm học đại học thứ 2 vừa kết thúc cũng là lúc gia đình nhận được thông tin em bị đuổi học.

Có lẽ sét đánh ngang tai cũng không thể bất ngờ bằng.

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc hàng nghìn sinh viên bị đuổi học. (Ảnh minh hoạ: Báo Người Lao động)
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc hàng nghìn sinh viên bị đuổi học. (Ảnh minh hoạ: Báo Người Lao động)

Bố mẹ em vào trường mới biết em bị nợ quá nhiều môn, thường xuyên nghỉ học.

Bạn bè nói, D còn nợ rất nhiều tiền vì dính cả vào đường dây cá độ.

Cùng với D còn có một số sinh viên khác cũng nhận kết quả buồn như thế.

Người lại nghiện game, nghiện cờ bạc, đề đóm, người lại dính vào ma túy, vào đường dây buôn hàng cấm…

Cũng có sinh viên không chơi bời hư hỏng vì tệ nạn nhưng vẫn bị đuổi học do đi làm thêm quá nhiều không còn thời gian học tập.

Có em gia cảnh quá khó khăn nhưng cũng có em ham chơi đua đòi theo chúng bạn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

Nên mở đầu vào siết đầu ra ảnh 2

Ham mê điện tử khiến tôi bị đuổi khỏi trường đại học

Môi trường học đại học tự do, không có cảnh thầy cô theo dõi, kèm cặp nhắc nhở các em học bài như trước, cũng không có việc điểm danh, kiểm tra bài cũ như thời phổ thông. 

Kiến thức có được là sự lắng nghe, chắt lọc từ những bài giảng, là cả một quá trình tự học của bản thân… ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của từng em.

Chẳng hạn, học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bạn nghỉ học đôi khi chẳng ai để ý.

Thế nên, không ít học sinh thoát khỏi sự kìm cặp của ba mẹ nên tự do thoải mái thích học thì học, thích chơi thì chơi rồi trượt dài không thể dừng lại được.

Và D. là một trong những trường hợp như vậy.

Có giảng viên rất nghiêm khắc thì tình trạng sinh viên trốn tiết ít xảy ra. Ngược lại, có không ít thầy cô lại vô cùng dễ dãi, vì thế sinh viên không muốn học là tự do nghỉ ở nhà.

Thầy T. một giảng viên trường đại học lớn nói rằng:

Mình dạy hết khả năng, hết trách nhiệm. Em nào thích thì nghe, không thì cũng chẳng bắt vì sẽ được gì khi chính em thấy không cần”.

Trong khi đó, theo tiết lộ của một số sinh viên của không ít trường đại học “Một số giảng viên chưa thật sự công tâm nên một số sinh viên lợi dụng điều này để vụ lợi”.

Có em công khai tuyên bố “Cần gì học, gần đến ngày thi đi thăm thầy cô là ok liền”. 

Nên mở đầu vào siết đầu ra ảnh 3

Đại học: Vào cũng dễ, ra chẳng khó khăn, vậy chất lượng ở đâu?

Nhưng có không ít sinh viên đã “vỡ mộng” khi chính những giảng viên ấy bỗng dưng chuyển trường hoặc nghỉ công tác.

Việc nhiều trường học hàng năm cho nghỉ học hàng loạt sinh viên yếu kém là tín hiệu đáng mừng. 

Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều sinh viên lấy làm gương để chăm lo việc học mà không ỉ vào việc nhờ vả hay chạy chọt.

Nới lỏng đầu vào siết chặt đầu ra 

Trước đây, do vào đại học của chúng ta khó nhưng ai đã vào rồi thì chắc chắn sẽ tốt nghiệp. 

Thế nên mới có trường hợp học 27 năm mới tốt nghiệp bác sĩ như Báo Tuổi Trẻ phản ánh vừa qua.

Vì vào đại học khó nên học sinh mới lăn ra học, học ngày, học đêm, học tối tăm mặt mũi.

Nhưng khi vào đại học rồi, một số em thường có tâm lý “trước sau chẳng tốt nghiệp” nên xả hơi và buông xuôi.

Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường có em nhận thức còn thua một học sinh phổ thông.

Giáo sư Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) khẳng định, lâu nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quan tâm siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra.

Vì vậy, ông đề xuất làm ngược lại: Nới lòng đầu vào, siết chặt đầu ra.

Trên thế giới người ta đã thực hiện từ lâu rồi. Điển hình nhiều trường đại học công lập của Mỹ mặc dù nhận 100% ứng viên nộp hồ sơ đầu vào, nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường rất thấp, có trường chỉ 4-5%.[1]

Nếu chúng ta làm được điều này cũng góp phần hạn chế được học sinh bằng mọi giá vào đại học như hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/du-hoc/nhung-dai-hoc-cong-lap-my-co-ty-le-sinh-vien-tot-nghiep-thap-nhat-409944.html

Phan Tuyết