Người trẻ, đừng phụ thuộc!

04/12/2017 07:15
HỮU SƠN
(GDVN) - Thật đáng mừng vẫn còn nhiều bạn trẻ chán ghét kiểu “gà công nghiệp”, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, thích tự lập...

LTS: Cho rằng một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên hiện nay còn co ro, nhút nhát, thầy giáo Hữu Sơn bày tỏ niềm vui khi vẫn có những bạn trẻ có bản lĩnh dám đương đầu với khó khăn.

Thầy Sơn chia sẻ một số câu chuyện, tấm gương các bạn trẻ với hi vọng có thể truyền cảm hứng đến các bạn trẻ.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Thật đáng lo cho một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên ở ta hiện nay có biểu hiện co ro, nhút nhát, phụ thuộc, dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình, phụ huynh trong học tập, lao động.

Nhưng cũng thật đáng mừng vẫn còn nhiều bạn trẻ chán ghét kiểu “gà công nghiệp”, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, thích tự lập để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân.

Tôi muốn những học sinh, sinh viên được giới thiệu ngắn gọn dưới đây có tác động tích cực đến ý thức, tư tưởng của nhiều bạn trẻ.   

Con trai tôi hiện đang học lớp 11, sức học ở mức trung bình, lúc thi tuyển sinh vào lớp 10, vợ tôi bảo:

Con nên đăng ký thi vào trường của bố đang công tác, nếu có yếu kém bộ môn nào hay vi phạm nội quy nhà trường… thì có bố sẽ nhờ các giáo viên, đồng nghiệp trong trường nâng đỡ, giảm tội cho”.

Song cháu đã nhất quyết không chịu, đăng ký dự thi và học một trường trung học phổ thông công lập gần đó.

Người trẻ, đừng phụ thuộc!  ảnh 1

Này, nó là con cô giáo đấy...

Cháu lý lẽ: “Con học trường bố, con không được tự do, thoái mái, con càng chẳng thích sự nhờ đỡ, quan tâm quá mức của thầy cô giáo là đồng nghiệp của bố. 

Ở đó, con có cố gắng, học tốt đến mấy nhưng các bạn bè trong lớp, trường lại nghĩ khác, nhờ có bố bạn là giáo viên, lãnh đạo nhà trường nên được nâng đỡ, ưu ái… đấy mà”.

Là một phụ huynh, tôi rất hài lòng về cách lựa chọn trường học của con mình.

Ở vai trò là Ban giám hiệu nhà trường, tôi không bị khó xử trong mọi công việc đối với giáo viên, học sinh, khi con trai tôi học trường khác.

Linh là con gái đầu của vợ chồng anh Xuân, chị Bằng, nhà ở cạnh nhà tôi đang ở mấy bước chân.

Linh học khá, hoạt bát, tính cách cứng cỏi, mạnh mẽ như con trai.

Học xong đại học kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, bố mẹ khuyên bảo về quê nhà làm việc và sống gần bố mẹ.

Với năng lực, bằng cấp của Linh và mối quan hệ rộng của bố mẹ thì tìm kiếm cho em một việc làm phù hợp chuyên môn ở quê nhà thì không khó.

Nhưng Linh quyết ở lại Sài Gòn lập nghiệp.

Linh từng tâm sự với mẹ: “Bố mẹ đừng lo cho con quá. Con lớn rồi, con muốn tự lập.

Dẫu cuộc sống và công việc mấy năm đầu của con ở nơi đất khách quê mình còn vất vả, khó khăn nhiều nhưng con sẽ cố gắng, nỗ lực vượt qua để tự khẳng định mình”.

Tôi thực sự ấn tượng với mô hình khởi nghiệp các quầy xôi của chàng thanh niên 9x Phạm Đình Hải (sinh năm 1995), thường trú tại phường Trương Quang Trọng (thành phố Quảng Ngãi) được giới thiệu trên báo Quảng Ngãi số ra gần đây.

Mô hình khởi nghiệp các quầy xôi của chàng thanh niên 9x Phạm Đình Hải tại Quảng Ngãi. (Ảnh: Tác giả cung cấp)
Mô hình khởi nghiệp các quầy xôi của chàng thanh niên 9x Phạm Đình Hải tại Quảng Ngãi. (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Quầy xôi của Hải sau mấy tháng khai trương đã có bốn điểm bán tại thành phố Quảng Ngãi.

Nhưng chừng đó vẫn chưa thỏa ước mơ của bản thân, bởi sắp tới cậu sinh viên từng tốt nghiệp chuyên ngành quản trị nhà hàng muốn nhân rộng thêm nhiều điểm bán xôi của mình. 

Tốt nghiệp ra trường, Hải không xin việc ở các doanh nghiệp lớn, mà quyết định khởi nghiệp ngay tại nơi mình sinh ra.

Với dự định nâng cấp thực đơn và mở rộng quy mô quán ăn của gia đình, Hải học thêm khóa đầu bếp và xin phụ nấu ăn ở nhà hàng tại Đà Nẵng để rèn luyện tay nghề.

Sau đó, theo lời mời của một người anh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hải lại lặn lội vào thành phố để nấu xôi bán ở quận 7.

Người trẻ, đừng phụ thuộc!  ảnh 3

Tại sao học sinh, sinh viên của chúng ta co ro, nhút nhát?

Tuổi trẻ mà, mình cứ thử sức ở nhiều nơi để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Lúc ở Thành phố Hồ Chí Minh, mình đi tham quan các tuyến đường thì tình cờ thấy các điểm bán xôi ở đó được bày biện lạ mắt, nên tò mò đến ăn thử.

Từ đó, mình nảy ra ý tưởng về quê bán... xôi”, Hải nói về cơ duyên đến với... xôi.  

Các điểm bán xôi ở Quảng Ngãi không phải ít, nhiều điểm đã có lượng khách quen cố định.

Nấu xôi rồi mang ra bán chắc chắn sẽ không thu hút khách hàng, nhất là mình “sinh sau đẻ muộn”.

Để đổi mới, Hải nghĩ đến hình ảnh chiếc áo bà ba thân thuộc để làm trang phục bán hàng.

Tự tay Hải ra chợ mua vải mang về quê đặt thợ may thực hiện.

Sau đó Hải đến làng nghề mây tre đan ở xã Tịnh Ấn Tây (thành phố Quảng Ngãi) đặt thợ làm thủ công quầy bán xôi bằng tre có mái lá che.

Ban đầu, nhiều người xung quanh hoài nghi về ý tưởng “quê hóa” gánh hàng xôi của Hải, vì lý do:

Bây giờ lên thành phố rồi. Ai mà làm theo phong cách quê như vậy”.

Nhưng rồi Hải vẫn kiên định với ý tưởng khởi nghiệp ban đầu. 

Với cách làm sáng tạo, "thương hiệu" xôi Cụ Tín của anh Hải chỉ sau hơn hai tháng đã thu hút đông đảo người mua, không chỉ vì chất lượng, mà còn bởi vì phương thức bán mới lạ, thú vị.

Người đến mua xôi được nhân viên mặc trang phục truyền thống vừa quen thuộc, nhưng cũng vừa lạ mắt niềm nở chào đón.

Khách hàng được trao gói xôi tận tay cùng cái gật đầu cảm ơn thân thiện.

Mỗi điểm mới mở, Hải trực tiếp đứng bán nửa tháng rồi giao lại cho người nhà trông coi.

Còn Hải lại tiếp tục đi khảo sát thêm điểm bán mới”.

HỮU SƠN