GS. TS Hồ Ngọc Đại với hành trình “cõng chữ lên non”

21/10/2011 06:47
Thu Hòe
(GDVN) - “Cần bỏ ngay cái suy nghĩ ấu trĩ rằng trẻ em dân tộc miền núi kém thông minh hơn trẻ em thành phố".
Ngược lại, trẻ em miền núi rất tinh nhanh, có sức khỏe, tính tự lập cao hơn rất nhiều. Đó là lợi thế mà giáo dục tiểu học miền núi đang có…”, GS.TS Hồ Ngọc Đại nói.

Chạnh lòng cuộc sống tự lập của HS nội trú vùng cao
Trung tuần tháng 10, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam may mắn được đồng hành cùng GS. TS Hồ Ngọc Đại và các chuyên viên, cán bộ cốt cán của Bộ Giáo dục & Đào tạo ngược lên các huyện miền núi của hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 giáo dục Công nghệ.Cũng tại nơi đây, GS Hồ Ngọc Đại và đoàn công tác đã không cầm lòng nổi trước cuộc sống thiếu thốn, phải tự lập từ quá nhỏ của các em HS trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Thuận Hòa (Vị Xuyên – Hà Giang).
Dãy nhà cấp 4 này suốt 5 năm nay là nơi dừng chân “trọ học” của những em nhỏ xã Thuận Hòa (Vị Xuyên – Hà Giang)
Dãy nhà cấp 4 này suốt 5 năm nay là nơi dừng chân “trọ học” của những em nhỏ xã Thuận Hòa (Vị Xuyên – Hà Giang)
Căn phòng vỏn vọn hơn 10 mét vuông nhưng có đến 16 em học sinh lớn nhỏ chen chúc nhau vừa học bài, vừa vui chơi và ăn, ngủ.
Căn phòng vỏn vọn hơn 10 mét vuông nhưng có đến 16 em học sinh lớn nhỏ chen chúc nhau vừa học bài, vừa vui chơi và ăn, ngủ.
Góc học tập đơn sơ của các em học sinh bán trú.

Góc học tập đơn sơ của các em học sinh bán trú.

: Các em học sinh ở đây chỉ được 2 bữa cơm có thịt, 1 bữa cơm có trứng còn lại là trường kỳ cơm trắng với cá mắm và tô canh lõng bõng rau cải với nước lã
: Các em học sinh ở đây chỉ được 2 bữa cơm có thịt, 1 bữa cơm có trứng còn lại là trường kỳ cơm trắng với cá mắm và tô canh lõng bõng rau cải với nước lã
Dù còn rất nhỏ nhưng những em học sinh dân tộc nơi đây đã sớm làm quen với cuộc sống tự lập
Dù còn rất nhỏ nhưng những em học sinh dân tộc nơi đây đã sớm làm quen với cuộc sống tự lập



Xa nhà, thiếu vắng bàn tay chăm sóc của bố mẹ, tình cảm anh chị em nên những em nhỏ ở đây luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Xa nhà, thiếu vắng bàn tay chăm sóc của bố mẹ, tình cảm anh chị em nên những em nhỏ ở đây luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Giờ tập thể dục giữa giờ của các học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Thuận Hòa.

Giờ tập thể dục giữa giờ của các học sinh Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Thuận Hòa.

Lớp học đặc biệt: Học Tiếng Việt như... múaTài liệu Tiếng Việt lớp 1 giáo dục Công nghệ do GS. TS khoa học Hồ Ngọc Đại làm chủ biên và dạy thử nghiệm từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Đây là công nghệ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở Việt Nam.Với chương trình dạy học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục, giáo viên không cần giảng dạy quá 50 tiếng khi đứng lớp, học sinh làm việc theo hệ thống ký hiệu, lệnh của giáo viên… Thay bằng chỉ đánh vần bằng miệng khi phân tích ngữ âm như chương trình hiện hành, học sinh học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục vừa phân tích ngữ âm bằng miệng, vừa phân tích bằng ký hiệu tay.
Tại các lớp Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục, mọi thao tác như được lập trình sẵn và tuần tự. Học sinh luôn chân, luôn tay làm việc theo hệ thống ký hiệu của giáo viên.

Tại các lớp Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục, mọi thao tác như được lập trình sẵn và tuần tự. Học sinh luôn chân, luôn tay làm việc theo hệ thống ký hiệu của giáo viên.

Bảng hệ thống ký hiệu tại các lớp học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục.

Bảng hệ thống ký hiệu tại các lớp học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục.

Thay bằng chỉ đánh vần bằng miệng khi phân tích ngữ âm như chương trình hiện hành, học sinh học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục vừa phân tích ngữ âm bằng miệng, vừa dùng tay để miêu tả ngữ âm
Thay bằng chỉ đánh vần bằng miệng khi phân tích ngữ âm như chương trình hiện hành, học sinh học Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục vừa phân tích ngữ âm bằng miệng, vừa dùng tay để miêu tả ngữ âm

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích ngữ âm
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân tích ngữ âm
GS Hồ Ngọc Đại hướng dẫn học sinh cách phân tích ngữ âm bằng tay

GS Hồ Ngọc Đại hướng dẫn học sinh cách phân tích ngữ âm bằng tay

Thu Hòe