Hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm, buôn bán người ngay tại cộng đồng

13/12/2017 09:00
Biện Luân
(GDVN) - Tại Hà Giang, những mô hình phòng chống tội phạm buôn bán người, tệ nạn xã hội tại cộng đồng đang phát huy hiệu quả cao.
Các chiến sỹ Biên phòng tỉnh Hà Giang trong một buổi thăm hỏi và tuyên truyền tới bà con người dân tộc xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN).
Các chiến sỹ Biên phòng tỉnh Hà Giang trong một buổi thăm hỏi và tuyên truyền tới bà con người dân tộc xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN).

Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, hoạt động tội phạm mua, bán người, ma túy, xâm hại trẻ em, trộm cắp, chống người thi hành công vụ... diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Bộ Công an và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”; Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về “Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển đảo”…

Những năm qua, Hội Phụ nữ các cấp đã phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của hội viên trong phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự và đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Hội Phụ nữ xã Vĩ Thượng (Quang Bình) phối hợp với lực lượng chức năng thăm hỏi, hỗ trợ gia đình phụ nữ chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.

Hội Phụ nữ xã Vĩ Thượng (Quang Bình) phối hợp với lực lượng chức năng thăm hỏi, hỗ trợ gia đình phụ nữ chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.

Từ thực tế trên, mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại cộng đồng ra đời, đã góp phần giữ cho thôn, xóm bình yên.

Hội Phụ nữ xã Vĩ Thượng (Quang Bình) phối hợp với lực lượng chức năng thăm hỏi, hỗ trợ gia đình phụ nữ chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. (Ảnh báo Hà giang)
Hội Phụ nữ xã Vĩ Thượng (Quang Bình) phối hợp với lực lượng chức năng thăm hỏi, hỗ trợ gia đình phụ nữ chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. (Ảnh báo Hà giang)

Thông qua các hoạt động cụ thể, hiện có hàng trăm câu lạc bộ được thành lập và đi vào hoạt động như:

Câu lạc bộ “Phụ nữ tìm hiểu pháp luật”, “Phòng chống các tệ nạn xã hội”, “Không có bạo lực gia đình”, “Không có người thân nghiện ma túy và vi phạm pháp luật”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với không tệ nạn xã hội”, “Gia đình nuôi con khỏe, dạy con ngoan; “Trách nhiệm và chia sẻ”; các tổ “Phụ nữ tự quản, bảo vệ đường biên, mốc giới” tại 34 xã biên giới; tổ “Phụ nữ tự quản về an ninh trật tự” và “Hội nàng dâu tự quản”…

Các gia đình ở xóm, bản trên tuyến biên giới đều ký kết thực hiện phong trào tự quản, bảo vệ đường biên, cột mốc. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thành lập 1.052 “địa chỉ tin cậy” ở cộng đồng, kịp thời giúp đỡ trẻ em, phụ nữ, đối tượng yếu thế bị bạo hành, xâm hại, hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các mâu thuẫn, bất hòa trong hôn nhân, nạn nhân bị mua, bán trở về.

Hiệu quả các mô hình phòng, chống tội phạm, buôn bán người ngay tại cộng đồng ảnh 3Nhận diện cạm bẫy tình tiền của bọn tội phạm buôn người

Hội viên phụ nữ đã cung cấp cho lực lượng chức năng hàng nghìn nguồn tin có giá trị; tham gia bắt giữ các đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật; tham gia giúp đỡ, quản lý, giáo dục, cảm hóa hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng.

Ngoài ra, với nội dung “5 không”: “Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ ba trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học”.

Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” đã tác động mãnh mẽ trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, nuôi dạy con tốt, góp phần phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội.

Nhằm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, hội viên phụ nữ các cấp tích cực vận động các thành viên trong gia đình, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao vai trò, trách nhiệm của phụ nữ trong quản lý, giáo dục con em, người thân không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Giang, trên cơ sở hiệu quả của các mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại cộng đồng, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động; đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách liên quan đến phòng, chống tội phạm và xây dựng gia đình với các nội dung no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Cũng theo bà Tuyết, các mô hình này sẽ hướng dẫn phụ nữ các kỹ năng cần thiết trong phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; quản lý, giáo dục người thân cảnh giác với tội phạm; tập trung xây dựng và nhân rộng các điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa.

Hiện nay, tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến phức tạp. Bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng, mỗi người dân hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm, trở thành một “lá chắn” góp phần đấu tranh phòng,  chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Biện Luân