Trót dùng hạt nêm thời gian dài, người tiểu đường lo sợ

25/10/2011 11:17
P.Thúy
(GDVN) - Trên bao bì của các loại hạt nêm như Knorr... chỉ ghi thành phần gồm các chất điều vị E621, E227, E631... mà không có chỉ định sử dụng.
Trong thành phần của hạt nêm có chứa các chất điều vị mà theo một số chuyên gia, chất này được xếp vào danh mục các chất siêu ngọt. Tuy nhiên, các nhà sản xuất đều không khuyến cáo trong trường hợp nào thì được sử dụng.

Lo ngay ngáy vì "lỡ" ăn hạt nêm trong nhiều năm
Sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam phản ánh thông tin về thành phần chất điều vị siêu ngọt (E621, E227, E631) có trong thành phần hạt nêm, nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là bệnh nhân mắc các bệnh nội tiết như đái tháo đường, gout... tỏ ra thật sự hoang mang về tác hại của các chất này với sức khỏe của mình khi đã sử dụng hạt nêm trong suốt thời gian qua. Phản ánh đến báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, anh Nguyễn Văn Thành (Trương Định, Hà Nội) lo lắng: mặc dù anh không phải là người trực tiếp nấu ăn trong gia đình nhưng bố anh bị mắc bệnh tiểu đường nên chế độ ăn uống rất khắt khe. Tuy nhiên trong quá trình nấu nướng, mẹ anh vẫn sử dụng hạt nêm như một loại gia vị chính trong bữa ăn hàng ngày. Khi đọc thông tin sự thực về thành phần của hạt nêm anh Thành không khỏi hoang mang. anh đã in cả bài báo mang về cho mẹ anh đọc để tránh xa hạt nêm. Nhìn lại "lịch sử" nấu nướng của gia đình mình, mẹ anh khẳng định đã sử dụng hạt nêm được hơn 5 năm. "Từ khi bố anh mặc tiểu đường, gia đình thường kỹ tính trong ăn uống nhưng không ngờ lại "dính phốt" hạt nêm. Bố anh lại "nghiện" các món ăn có hạt nêm, khẩu vị của ông cũng rất nhạy, món nào không nêm hạt nêm ông biết ngay. Vì thế, không biết hạt nêm hay cụ thể là các chất siêu ngọt này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của ông không?", anh Thành thắc mắc.
Trót dùng hạt nêm thời gian dài, người tiểu đường lo sợ ảnh 1
Thành phần của hạt nêm không có ghi "chống chỉ định" khi
sử dụng sản phẩm này
.
Cùng tâm trạng với anh Thành, chị Vũ Thị Bích Loan - Công ty cổ phẩn Kim Hoàng (Hà Nội) cũng không khỏi lo lắng khi chồng chị mắc bệnh tiểu đường nhưng chị vẫn nấu ăn bằng hạt nêm. "Nghe nói chất này siêu ngọt, người khỏe sức đề kháng cao có thể không ảnh hưởng nhiều. Chồng tôi bị bệnh, không biết có mang thêm di chứng khác khi dùng quá nhiều hạt nêm không". Trong khi đó, quan sát trên bao bì của các loại hạt nêm như Knorr... nhà sản xuất chỉ ghi thành phần của sản phẩm bao gồm các chất điều vị E621, E227, E631 và bột sắn bên cạnh đó là hình ảnh bát canh ngon ngọt giúp cho bữa ăn gia đình thêm ngon hơn cũng như cách sử dụng hạt nêm khi nấu ăn. Người tiêu dùng có tìm mỏi mắt cũng khó thấy thông tin nào liên quan đến việc dùng các chất siêu ngọt như trên có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào và ngưỡng an toàn cho một số khách hàng đặc biệt. Ví dụ như khách hàng mắc các bệnh về nội tiết, tiêu hóa.Hạt nêm có an toàn cho người tiểu đường? Mang băn khoăn của người tiêu dùng trao đổi PGS Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS Lâm cho biết: hai chất điều vị E631, E627 được sử dụng phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm trên thế giới. Các thực phẩm thường chứa 2 chất điều vị này là nước mắm, nước tương, mì ăn liền, các loại gia vị tổng hợp (hạt nêm, bột thịt gà…). E631, E627 tồn tại tự nhiên trong thực phẩm. Ví dụ inosinate có nhiều trong các loại thịt, cá còn guanylate có nhiều trong các loại nấm. 2 chất điều vị này khi dùng kết hợp với mì chính, vị ngọt của hỗn hợp mới tăng lên khoảng 3 lần tùy theo tỷ lệ kết hợp. E631, E627 đã được nghiên cứu bởi một số tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu (EC/SCF), Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (Codex), Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (JECFA). Các tổ chức này đã kết luận hai chất này an toàn cho sử dụng và đặt mã số quốc tế là 627 (guanylate) và 631 (inosinate). "Với những người bị bệnh nội tiết, trong đó có bệnh nhân đái tháo đường, hiện chưa có thông tin khoa học nào cho thấy không nên sử dụng các chất điều vị 627 và 631 đối với những bệnh nhân này" - PGS Lâm nhấn mạnh. Do không quan sát được mức độ ảnh hưởng của hai chất này nên không thể khuyến cáo nhà sản xuất phải ghi thông tin cụ thể nên sử dụng cho người có sức khỏe như thế nào.
P.Thúy