Trung Quốc tham vọng "đại nhảy vọt" lật đổ các đế chế Samsung, Intel

27/04/2018 07:51
Hồng Thủy
(GDVN) - Công nghệ bán dẫn được Trung Quốc xếp vị trí quan trọng số 1 để biến nước này thành siêu cường, thách thức các "đế chế công nghệ" toàn cầu.

Cheng Ting-fang, biên tập viên tạp chí Nikkei Asia Review ngày 25/4 có bài phân tích kế hoạch "đại nhảy vọt" của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, nhằm "lật đổ đế chế" Samsung, Intel và TSMC.

Nhà nhà làm bán dẫn

Bảo tàng Mạch tích hợp Thượng Hải đang trở thành tâm điểm để các quan chức khắp nơi Trung Quốc đến tham quan, kể từ khi Bắc Kinh tuyên bố chính sách phát triển công nghiệp bán dẫn lên tầm "hàng đầu thế giới" đang là ưu tiên số 1 của quốc gia.

Trong suốt 9 năm qua, bảo tàng này chủ yếu mở cửa cho trẻ em đến tìm hiểu về lịch sử con chíp máy tính.

Một ngày cuối tuần của mùa xuân này, Giám đốc bảo tàng Lace Long đã tổ chức đón các quan chức từ Urumqi, thủ phủ Tân Cương đến tham quan.

Trước đó Lance Long đón tiếp các nhóm quan chức từ các tỉnh xa xôi như Cam Túc, Vân Nam, thậm chí cả Nội Mông.

Đã có khoảng 200 nhóm đến bảo tàng năm ngoái để học tập về kế hoạch vĩ đại tiếp theo của Trung Quốc.

Hình minh họa: Nikkei Asia Review.
Hình minh họa: Nikkei Asia Review.

Lance Long nói với Nikkei Asia Review:

"Nhiều người trong số các vị đại diện (chính quyền các địa phương) này hiểu biết rất ít về con chíp, nhưng tất cả họ đều muốn nắm bắt cơ hội đầu tư một lần trong đời được dẫn dắt bởi các nhà hoạch định chính sách cao cấp."

Sự nhiệt tình tầm cỡ quốc gia này phản ánh tham vọng cao chót vót của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.

Trung Quốc và các nhà sản xuất chíp non trẻ của mình đã tuyên bố rõ ràng mục tiêu của họ: phá vỡ sự thống trị của các công ty bán dẫn Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.

Trung Nam Hải muốn xây dựng tầm nhìn Trung Quốc cho hầu hết các nhà lãnh đạo các ngành công nghiệp, sau đó thúc đẩy họ vào một cuộc đua sản xuất các con chíp tiên tiến sử dụng cho trí thông minh nhân tạo.

Tháng Ba năm nay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đặt công nghệ bán dẫn lên vị trí ưu tiên số 1 trong số 10 ngành công nghiệp mà nước này thúc đẩy với kế hoạch "Made in China 2025".

Tham vọng của Trung Quốc đã bộc lộ rõ rệt vào năm 2014 khi ra mắt Quỹ Đầu tư công nghiệp mạch tích hợp quốc gia với vốn đầu tư 138 tỉ nhân dân tệ (khoảng 21,9 tỉ USD), mục tiêu đầu tư cho cả khu vực chính phủ lẫn tư nhân.

Trung Quốc đang tiếp tục gây quỹ 150 tỉ nhân dân tệ cho quỹ này trong giai đoạn tiếp theo. Credit Suisse ước tính, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ bán dẫn khoảng 140 tỉ USD.

Bắc Kinh muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào nước ngoài về công nghệ với giá trị nhập khẩu hàng năm lên tới 260 tỉ USD cho các sản phẩm của công nghệ bán dẫn.

Trung Quốc cũng kỳ vọng chuyển đổi mục tiên sản xuất sang các sản phẩm có giá trị cao hơn.

Đồng thời họ muốn đảm bảo an ninh quốc gia qua việc các con chíp máy tính - bộ não của mọi thiết bị điện tử từ điện thoại thông minh đến các trung tâm dữ liệu - đều do Trung Quốc sản xuất.

Không phải cứ vung thật nhiều tiền là có "đại nhảy vọt" về công nghệ

Trung Quốc tham vọng "đại nhảy vọt" lật đổ các đế chế Samsung, Intel ảnh 2

Ông Donald Trump đã điểm trúng "huyệt đạo", Trung Quốc có thay đổi cách chơi?

Jerry Peng, một nhà phân tích Viện Nghiên cứu Công nghệ Đài Loan cho biết, Hoa Kỳ thực sự cảm thấy mối đe dọa từ tham vọng này của Trung Quốc.

Tuy nhiên không có gì đảm bảo tham vọng "đại nhảy vọt" trong công nghệ bán dẫn của Trung Quốc chắc chắn thành công.

Những nỗ lực trước đây của Bắc Kinh để thực hiện mục tiêu này đã thất bại, bao gồm một chiến dịch lớn những năm 1990.

Mục tiêu của Trung Quốc là tự sản xuất được 75% lượng chíp sử dụng trong nước vào năm 2025 dường như rất tham vọng, theo Jerry Peng.

Trước đây Trung Quốc đầu tư phân tán và không đúng chỗ, nhưng hiện nay họ đang tìm cách dụ các công ty sản xuất bán dẫn nước ngoài cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Điều này sẽ giúp Bắc Kinh tạo ra một chuỗi cung ứng đầy đủ và thu hút nhân tài.

Việc Mỹ cấm bán con chíp / hệ điều hành cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc ZTE trong 7 năm tới được cho là "chỉ tăng cường" quyết tâm của Bắc Kinh.

Mark Li, một nhà phân tích tại Bernstein Research cho biết:

"Mọi thứ đã khác trước rất xa khi Trung Quốc đã rút ra những kinh nghiệm sau thất bại của việc phát triển công nghệ bán dẫn. 

Lần này, đó là một câu chuyện hoàn toàn khác vì Trung Quốc có tất cả các thành phần phù hợp, bao gồm một thị trường khổng lồ, các nhà sản xuất điện thoại thông minh, ti vi, máy tính và ô tô mạnh mẽ.

Vấn đề với họ chỉ còn là thời gian."

Những thành quả đầu tiên của các khoản đầu tư khổng lồ Bắc Kinh rót vào công nghệ bán dẫn có thể đến ngay sau khi kết thúc năm tới với mục tiêu sản xuất lô hàng con chíp bộ nhớ đầu tiên.

Hiện tại Trung Quốc vẫn chưa sản xuất được loại chíp này với số lượng lớn, nhưng các giám đốc điều hành của ngành công nghiệp này nói rằng, các con chíp bộ nhớ Trung Quốc có thể tạo ra một cú sốc trên thị trường nếu sản xuất được số lượng đủ lớn mà họ mong đợi sẽ xảy ra trong vòng 3-5 năm tới.

Khi điều đó xảy ra, nó có thể tác động đến 2 thị trường, bộ nhớ flash NAND và con chíp bộ nhớ DRAM.

Trung Quốc tin rằng, việc Mỹ cấm bán con chíp và hệ điều hành cho ZTE trong vòng 7 năm tới chỉ làm tăng quyết tâm "đại nhảy vọt" của nước này trong lĩnh vực bán dẫn. Ảnh minh họa: Nikkei Asia Review.
Trung Quốc tin rằng, việc Mỹ cấm bán con chíp và hệ điều hành cho ZTE trong vòng 7 năm tới chỉ làm tăng quyết tâm "đại nhảy vọt" của nước này trong lĩnh vực bán dẫn. Ảnh minh họa: Nikkei Asia Review.

Thị trường bộ nhớ flash NAND toàn cầu có trị giá 58 tỉ USD mỗi năm do 6 công ty kiểm soát: Samsung Electronics, Toshiba, Western Digital, SK Hynix, Micron Technology và Intel.

DRAM bị chi phối bởi một nhóm công ty nhỏ hơn, Samsung, SK Hynix và Micron cùng chia nhau 95% thị trường toàn cầu trị giá 71 tỉ USD vào năm 2017.

Do nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung cấp khắt khe, riêng Samsung và SK Hynix năm 2017 đã có doanh thu 85 tỉ USD với con chíp bộ nhớ, cao hơn GDP của Luxembourg. 

Lợi nhuận kinh doanh sản phẩm bán dẫn của 2 công ty này khoảng 46 tỉ USD, cao gấp 1,6 lần 2 công ty lớn của Nhật Bản, Toyota Motor và Softbank Group.

Điều này đã thôi thúc các nhà điều hành ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc.

Không thể coi thường "đại nhảy vọt công nghệ bán dẫn"

Tập đoàn Tsinghua Unigroup sẽ đóng vai trò quyết định xem liệu các nhà sản xuất chíp Trung Quốc có thể phá vỡ sự thống trị của Samsung, SK Hynix và Toshiba trong thị trường bộ nhớ hay không.

Tsinghua Unigroup ban đầu đã cố gắng "mua đường vào thị trường", nhưng nỗ lực 23 tỉ USD để mua lại Micron và nỗ lực trở thành cổ đông lớn nhất Western Digital đã bị chính phủ Mỹ chặn lại.

Trung Quốc tham vọng "đại nhảy vọt" lật đổ các đế chế Samsung, Intel ảnh 4

Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu và bài học cho Việt Nam

Những doanh nghiệp thống trị ngành công nghiệp bán dẫn này đã miễn cưỡng cấp giấy phép công nghệ của họ cho kẻ đến sau.

Nhưng tất cả chuyện này không làm giảm sự nhiệt tình của Tsinghua Unigroup.

Ví dụ thứ 2 là tập đoàn Yangtze Memory Technologies, doanh nghiệp Trung Quốc này đang chi 24 tỉ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chíp bộ nhớ tiên tiến đầu tiên tại Vũ Hán.

Yangtze đang săn lùng hàng ngàn kĩ sư từ Samsung, SK Hynix, Micron và Nanya Technology. Ngày 11/4 vừa qua, Yangtze bắt đầu vận chuyển thiết bị vào nhà máy.

Chủ tịch của Tsinghua Unigroup, Zhao Weiguo, thông báo rằng công ty này sẽ sản xuất lô chíp bộ nhớ flash NAND 32 lớp đầu tiên trong năm nay.

Trong khi đó, Yangtze dự định sẽ cho ra lò lô chíp bộ nhớ 64 lớp tiên tiến hơn và đang là tiêu chuẩn công nghiệp hiện nay, sớm nhất vào cuối năm 2019.

Apple, doanh nghiệp tiêu thụ bộ nhớ flash NAND lớn nhất thế giới, mới đây đã đến thăm nhà máy của Yangtze Memory để tìm hiểu hiện trạng phát triển của nó.

Không rõ liệu nhà sản xuất iPhone có phải chịu áp lực nào từ Trung Quốc để đánh giá một nhà cung cấp tiềm năng mới hay không, nhưng chắc chắn Apple muốn đa dạng hóa nguồn cung chíp bộ nhớ, giảm sự phụ thuộc vào Samsung.

Roger Sheng, một nhà phân tích tại Gartner cho biết, các nhà sản xuất chíp bộ nhớ Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài trước khi họ có thể tạo ra một "vết lõm thị trường".

Tuy nhiên trong phân khúc bộ nhớ flash NAND, sản phẩm của Yangtze có thể thay thế một số nhà cung cấp cấp thấp trong vòng 3 năm và bắt đầu cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu trong 5 năm tới.

Giám đốc điều hành của Samsung Electronic, Kim Ki-nam, và Giám đốc điều hành Micron, Sanjay Mehrotra đều nhận thức được cuộc tấn công của Trung Quốc.

Cả hai cho rằng các nhà sản xuất chíp Trung Quốc phải đối mặt với rào cản công nghệ để gia nhập thị trường.

Cho dù chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ họ, nhưng khó có thể thu hẹp khoảng cách lớn về công nghệ trong thời gian ngắn chỉ bằng cách rót thật nhiều tiền.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất chíp hàng đầu thế giới vẫn không khỏi lo ngại, bởi doanh nghiệp bán dẫn Trung Quốc có thể làm ngập lụt thị trường bằng các sản phẩm bán dẫn giá rẻ, dẫn đến cung vượt quá cầu, điều đã từng xảy ra trong ngành công nghiệp này một thập kỷ trước.

Có lý do chính đáng cho mối quan tâm này, bởi công suất dự kiến của Trung Quốc rất lớn. Yangtze dự kiến sẽ cho ra 300 ngàn chiếc flash NAND 1 tháng trong những năm tới, bằng 20% sản lượng toàn cầu hiện tại.

Các nhà sản xuất chíp Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn về thị trường, các thương hiệu Trung Quốc đang kiểm soát 50% thị trường điện thoại thông minh, 36% thị trường máy tính và máy tính bảng toàn cầu năm 2017, theo Gartner.

Các cơ quan chính phủ Trung Quốc sẽ là nơi "phủ sóng" các sản phẩm "made in China" đầu tiên.

Trung Quốc cũng đang thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao mở nhà máy tại quốc gia này bằng cách tạo chuỗi cung ứng khép kín và thuận lợi, để góp phần đào tạo đội ngũ kĩ sư tay nghề cao cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

Bên cạnh nhà máy của các doanh nghiệp công nghệ nước này, xuất hiện các nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc.

Nguồn:

https://asia.nikkei.com/Spotlight/Cover-Story/China-s-upstart-chip-companies-aim-to-topple-Samsung-Intel-and-TSMC

Hồng Thủy