Thầy Nguyễn Minh Thuyết nói, ai viết sách giáo khoa thì phải tự thực nghiệm

06/05/2018 07:38
Thùy Linh
(GDVN) - Trong khi đó, nhiều thầy cô trên cả nước ước ao được Ban soạn thảo, Tổng chủ biên một lần lên lớp để họ học tập...

Theo số liệu của Ban phát triển các chương trình môn học, có gần 1.500 giáo viên ở cả ba cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông tham gia đợt dạy thực nghiệm, với 372 tiết thực nghiệm ở ba cấp, mỗi tiết dạy 2 lần.

Ngoài ra có gần 3.000 phiếu phản hồi online được thu nhận từ giáo viên các cấp. 

Thống kê cho thấy chỉ có 0,37% số ý kiến không đồng ý với các chương trình môn học, số còn lại có góp ý điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý khi triển khai trong thực tế.

Thống kê số lượng phiếu phản hồi về môn học, phân môn của chương trình giáo dục phổ thông mới (Ảnh chụp màn hình)
Thống kê số lượng phiếu phản hồi về môn học, phân môn của chương trình giáo dục phổ thông mới (Ảnh chụp màn hình)

Chia sẻ với phóng viên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết đây là lần đầu tiên giáo viên được tiếp cận và thực nghiệm chương trình.

Vì các lần đổi mới chương trình sách giáo khoa trước, giáo viên chỉ thực nghiệm và được tập huấn thay sách giáo khoa.

Giáo viên cũng chỉ quan tâm tới sách giáo khoa, nhất là sách giáo viên mà không biết đến chương trình.

Trong bối cảnh có nhiều sách giáo khoa soạn cho cùng một môn học, việc thực nghiệm sách giáo khoa sẽ được tổ chức như thế nào?

Chúng tôi khao khát được dự 1 tiết học do người biên soạn chương trình giảng dạy

Điểm mới của lần này là Ban phát triển các chương trình môn học chỉ thực nghiệm chương trình, tập trung vào hai dạng: dạng nội dung kiến thức cũ nhưng phương pháp dạy học mới và nội dung kiến thức/môn học mới, phương pháp mới.


Tại buổi họp báo, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi: “Sau khi thực nghiệm chương trình, tới đây, Bộ có dự định thực nghiệm sách giáo khoa không?

Về vấn đề này, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Đây là công việc vượt ra ngoài phạm vi mà chúng tôi đang chịu trách nhiệm hiện nay, tuy nhiên, chúng tôi tham mưu Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng trong hình mới một chương trình, nhiều sách giáo khoa thì cần có phương án thực nghiệm sách giáo khoa cụ thể, phù hợp”.

Vấn đề là thực nghiệm sách giáo khoa vào lúc nào?

Ông Thuyết cho hay, trong những lần cải cách giáo dục trước đây, viết xong cả cuốn sách giáo khoa, thẩm định sơ bộ rồi mới thực nghiệm nhưng hiện nay theo kinh nghiệm các nước thì không nhất thiết phải như vậy. 

Mà ngay trong quá trình soạn thảo sách giáo khoa thì có thể mang đi thực nghiệm luôn để điều chỉnh kịp thời các nội dung. 

Các tổ chức, cá nhân khác viết sách giáo khoa thì phải tự tổ chức thực nghiệm sách do mình biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hỗ trợ các đơn vị này cách thức thực nghiệm cũng như kết nối các đầu mối với các cơ sở giáo dục. (Ảnh minh họa: VOV)
Các tổ chức, cá nhân khác viết sách giáo khoa thì phải tự tổ chức thực nghiệm sách do mình biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hỗ trợ các đơn vị này cách thức thực nghiệm cũng như kết nối các đầu mối với các cơ sở giáo dục. (Ảnh minh họa: VOV)

Tuy nhiên có băn khoăn rằng, có nhiều sách giáo khoa của nhiều bộ môn như vậy thì sẽ thực nghiệm ra sao?

Tổng Chủ biên tham mưu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng, bộ sách giáo khoa mà Bộ phải chịu trách nhiệm biên soạn thì Bộ chỉ đạo trực tiếp phần thực nghiệm để tránh mọi rủi ro. 

Còn các tổ chức, cá nhân khác viết sách giáo khoa thì phải tự tổ chức thực nghiệm sách do mình biên soạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hỗ trợ các đơn vị này cách thức thực nghiệm cũng như kết nối các đầu mối với các cơ sở giáo dục. 

Đồng thời, Bộ cần cử người đi giám sát quá trình thực nghiệm đó. 

“Tuy nhiên đây là kiến nghị, tham mưu của chúng tôi với Bộ còn Bộ quyết định ra sao thì chúng ta phải chờ”, ông Thuyết nhấn mạnh. 

Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (2)

Còn về về lộ trình tiếp theo trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết từ việc thực nghiệm cũng cho thấy để việc triển khai thành công có những điều kiện cần thiết phải đảm bảo, ví dụ như giảm sĩ số học sinh/lớp, thay đổi trong quản lý chuyên môn, tăng chủ động cho các nhà trường... 

Vì thế, cùng với việc hoàn thiện chương trình, Ban phát triển các chương trình môn học cũng kiến nghị các điều kiện bắt buộc phải đạt được. Và điều này cần sự cùng vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương.

Với tiến độ này, kế hoạch triển khai đại trà chương trình vẫn có thể thực hiện theo đúng dự kiến. Cụ thể chậm nhất sẽ thực hiện ở lớp 1 vào năm 2020 và mỗi năm sau đó triển khai đại trà với một lớp/cấp học.


Thùy Linh