Hoảng hồn khi xem nhật ký của một độc giả đi xe buýt

27/10/2011 23:58
Thành Chung
(GDVN) - Vì quá bức xúc trước cách hành xử như "phường chợ búa, côn đồ" của một số lái, phụ xe buýt, một độc giả đã gửi đến báo GDVN những dòng tâm sự của mình...
Giọt nước làm tràn tràn ly Chắc chắn chưa ai có thể quên được câu chuyện mới đây chỉ vì yêu cầu xuống do biết nhầm tuyến xe buýt mà nạn nhân là anh Nguyễn Ngọc Phúc (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã bị cả lái xe Đỗ Hữu Long và phụ xe Nguyễn Chí Thanh trên tuyến buýt số 34  mang BKS 30K - 1550 chửi bới, thậm chí bắt quì xuống cầu xin thì mở cửa trước sự chứng kiến của rất nhiều hành khách trên xe.
Thái độ phục vụ của các nhân viên xe buýt ảnh hướng lớn đến việc quyết định lựa chọn sử dụng loại phương tiện này của người dân
Thái độ phục vụ của các nhân viên xe buýt ảnh hướng lớn đến việc quyết định lựa chọn sử dụng loại phương tiện này của người dân
May mắn là hành vi của lái và phụ xe đã bị mọi người trên xe can ngăn nên anh Phúc chưa bị hành hung. Ngay sau đó, đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đi thị sát trên tuyến xe buýt 34 và chỉ đạo phải sa thải ngay lái và phụ xe buýt này. Đó chỉ là một vụ việc điển hình như "giọt nước tràn ly" cho cách cư xử của lái và phụ xe buýt đã được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý triệt để. Trên thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên cái cách phục vụ theo kiểu "côn đồ" hay "phường chợ búa" được đề cập đến mà nó đang thực sự trở thành vấn đề nóng, khiến nhiều người dân mất đi lòng tin với xe buýt thủ đô."Vô học và bất lương"?
Câu chuyện mà độc giả Nguyễn Hà Phương (Thanh Hóa) chia sẻ với báo điện tử GDVN là về một hành trình trên tuyến xe 44 cùng hai nhân viên xe buýt mà cô ví von là "vô học và bất lương".
"17 giờ chiều, vừa chân ướt chân ráo bước lên chiếc xe 44, tôi và rất nhiều hành khách đã được một phen "ngơ ngác" nhìn trước những lời quát tháo của phụ xe dành cho một chàng trai đeo balo đang tìm chỗ đứng cho mình. "Đ.. m thằng kia mày có đứng gọn vào không" "Cái thằng áo sọc xanh kia, b... mày lại cho mày xuống xe bây giờ".
Cần có những biện pháp quản lý và xử phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với những nhân viên xe buýt vi phạm.
Cần có những biện pháp quản lý và xử phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với những nhân viên xe buýt vi phạm.
Đến đoạn ĐH Bách Khoa, một vài người đứng ra cửa để định xuống xe nhưng lái xe lại không dừng lại. "Anh ơi cho chúng em xuống với", mấy người đồng loạt nói thì lái xe quát lớn "Tiên sư húng mày, không bấm còi thì cứ mà đứng đấy" rồi cho xe chạy tiếp.

Chưa dừng lại tại đó, đến đoạn Lò Đúc khi một bác chừng 60 tuổi, lúc xe chuẩn bị dừng, bác vẫn ngồi im, có người nhắc "đến điểm rồi bác xuống đi". Đứng vội dậy và bước đi khá nhanh nhẹn ra cửa để xuống thì lập tức lái xe quát lớn: "M.. mày, ngồi ị như cái loại nặng mông. Đm mày, mua vé xe giường nằm mà nằm mẹ mày luôn đi. Chúng mày đi xe mà chúng mày thế à? Cái đm chúng mày".

Đến bến Lê Thánh Tông, do đã rút kinh nghiệm từ những người trước, tôi nhanh chân bước ra cửa và bấm chuông không chỉ 1 mà đến 2 lần, do lái và phụ xe đang mải "văng tục". Nhưng thay vì cho xuống lái xe lại chạy thẳng đến viện 108.
- "Sao anh không cho em xuống ở điểm trước", tôi hỏi.
- "Ai bảo người đẹp không bấm chuông, anh thích người đẹp đứng đó", phụ xe đáp.
 -"Em bấm rồi mà", tôi trả lời,
- "Nhưng anh không nghe thấy", lái xe bảo.
- Tôi nói: "Chỉ tại anh mải nói chuyện thôi nên mới không nghe thấy".
- Ngay lập tức lái xe quát lớn "mày điên à".

Một câu chuyện khác của Hà Phương ghi lại được, đó là trên tuyến xe buýt 08. Hôm đó, do mới đi xe buýt lần đầu nên cậu bé con của một chị phụ nữ ngồi phía sau xe bị say và nôn ra xe. Thấy con vậy, chị vội gọi với phụ xe để xin một cái túi nilon. Đang ngồi nói chuyện, bị gọi lại phụ xe và lái xe quay ngoắt lại quát: “Con m mày không biết trông con à, mày không thấy xe thế này mà cho con nôn ra đấy à, m… mày, có nôn thì nôn m… mày ở nhà trước chứ...”.

Chị kia cố giải thích nhưng ngay khi đưa vội cái túi nilon, phụ xe lại tiếp tục “lèm bèm”. “Mẹ con mày là cái loại con gì không biết, có biết xe này là xe nào không mà nôn ra đây thế này, ông thì bắt hốc hết bây giờ”, rồi quay sang bảo lái xe “Anh cho mẹ con con đ… này xuống ở điểm tới đi, không đi tiếp nó lại phun ra đây tiếp bây giờ”. Và ngay sau khi tới điểm hai mẹ con chị này đã bị cho xuống xe cùng lời của lái xe “Cút m… chúng mày xuống, may cho chúng mày là ông chưa bắt liếm hết đấy. Lần sau ông mà gặp thì…”

Còn nhiều những câu chuyện đã được độc giả này ghi chép lại, nhưng do nhiều lý do khác nhau nên chúng tôi chưa thể chia sẻ với bạn đọc. Những dòng ghi chép đó đã nói lên một thực tế rằng để người dân tin tưởng, sử dụng xe buýt làm phương tiện giao thông chính đi lại thì còn nhiều việc mà các cơ quan chức năng quản lý loại phương tiện này và nhất là các bác lái, phụ xe buýt cần phải điều chỉnh về thái độ phục vụ của mình.
 
Cũng có một thực tế mà nhiều người dân đã chia sẻ với phóng viên trước khi thực hiện bài viết này, đó là chuyện lái và phụ xe “văng lời tục tĩu và hành hung hành khách” diễn ra thường xuyên nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không thể có bằng chứng hoặc không biết tố cáo ở đâu, như thế nào hoặc có tố cáo nhưng chẳng ai xử lý nên cả nạn nhân và nhiều hành khách đành thôi, cho qua. Đó chỉ là một vài câu chuyện của độc giả mà chúng tôi đã cố lược đi cùng một vài lời tâm sự của chính những hành khách hàng vẫn đang sử dụng xe buýt làm phương tiện đi lại hàng ngày. Bên cạnh những lợi ích, thế mạnh như đã thấy thì những tồn tại trong cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên trên xe buýt cũng cần phải được xem xét thật kỹ càng để phương tiện này thực sự là phương tiện giúp chống ùn tắc giao thông hiệu quả như mong muốn trong lời “kêu gọi” của Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Theo kết quả thăm dò từ bạn đọc mới đây nhất của một cơ quan báo chí thì trong số 47.200 độc giả tham, chỉ có 4% độc giả đánh giá, khối xe buýt đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong khi đó có tới 93% độc giả cho rằng, khối xe buýt còn nhiều yếu kém, bất cập và thiếu "thân thiện" với người dân.

Thành Chung