Đây là cách Ban Mai tạo tư duy toàn cầu cho trẻ, giúp thầy cô đổi mới cách dạy

30/12/2018 07:23
Đỗ Thơm
(GDVN) - Không "cưỡi ngựa xem hoa", học sinh Ban Mai sẽ trực tiếp học tập ở các trường của Thái Lan, Úc, New Zeland. Thầy cô cũng sẽ có các khóa học ở các nước như Mỹ..

Hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu…là một trong những mục tiêu được đặt ra cho thế hệ tương lai của Việt Nam. Nhưng làm cách nào, làm ra sao thì vẫn không có đáp án chung.

Với Hệ thống giáo dục Ban Mai, ban lãnh đạo nhà trường đã có những lối đi bài bản, tìm đến các cơ sở giáo dục chất lượng tại nước ngoài để học sinh, giáo viên của trường có những trải nghiệm thực sự.

Em Trần Công Nhật Huy, học sinh lớp 10I trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai chia sẻ về chuyến giao học học tập tại một trường nam sinh ở New Zeland cách đây 2 năm bằng ấn tượng về tiết học “vèo cái đã... hết giờ”.

Ấn tượng lưu lại trong Huy về khoảng thời gian 2 tuần ở ngôi trường này “rất rộng và rất vui”.

Những người bạn quốc tế và học sinh trường Ban Mai. Ảnh: NTCC
Những người bạn quốc tế và học sinh trường Ban Mai. Ảnh: NTCC

Chàng trai này chia sẻ, mỗi tiết học tại trường kéo dài 60 phút nhưng: “Sao em thấy nói trôi nhanh thế. Em cứ tiếc mãi.

Có lẽ, mỗi tiết học ở đó họ thiết kế để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức chứ không phải thụ động nghe giáo viên dạy nên sự hứng thú khiến em cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh.

“Như tiết toán, vào đầu giờ học các thầy cô sẽ cho học sinh tự ôn bài cũ bằng một trò chơi nhỏ để kiểm tra lại các công thức toán học.

Nội dung chính của buổi học cũng được truyền thụ bằng cả lý thuyết và trực quan. Em nhớ khi em sang đó học về phân số, về tỷ lệ nên học sinh được chơi trò với các viên xúc xắc... để tính tỷ lệ.

Học sinh cả lớp đều rất hào hứng khi tham gia. Có lẽ các tiết học vui vẻ khiến cho 60 phút mà em cảm giác như “vèo cái đã... hết giờ”.

Khi sang giao lưu tại New Zeland, không những Huy được học tập mà còn sống tại một gia đình ở đây. Đó là trải nghiệm văn hóa tuyệt vời với Huy. Tất nhiên, muốn trải nghiệm trọn vẹn, Huy đã phải chuẩn bị về tiếng Anh thật tốt.

Không chỉ học sinh, các chương trình giao lưu quốc tế cũng giúp nhà trường, giáo viên học hỏi được rất nhiều điều từ trường bạn.

Chia sẻ lại kỷ niệm trong chuyến giao lưu với trường Kachanapisek Wittayalai Nakhon Pathom (Thái Lan) vừa diễn ra, cô Đoàn Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai nhấn mạnh, đó là một kỷ niệm đáng nhớ và ấn tượng với nhiều nét văn hóa trường học tại đây.

Lãnh đạo hệ thống giáo dục Ban Mai ký kết hợp tác với trường Kachanapisek Wittayalai Nakhon Pathom (Thái Lan). Ảnh: NTCC
Lãnh đạo hệ thống giáo dục Ban Mai ký kết hợp tác với trường Kachanapisek Wittayalai Nakhon Pathom (Thái Lan). Ảnh: NTCC

“Các thành viên trong đoàn đều cảm nhận được các con đón, tiếp khách bằng sự niềm nở nhiệt huyết từ tâm. Đặc biệt là tính kỷ luật trở thành văn hóa trong trường học.

Căng tin của trường phục vụ 100% học sinh vào giáo viên. Các con tự chọn đồ, không hề có biển bảng lưu ý, khuyến cáo cả.

Ở đây cũng không có tủ đồ cá nhân, các con tự mang ba lô, túi xách vào. Các con từ chọn đồ, đi ra quầy tính tiền và xếp hàng rất văn minh lịch sự và rất trật tự”, cô kể lại.

“Cái hay ở ngôi trường này còn là tính kỷ luật ẩn sâu trong việc giữ im lặng. Im lặng ở nơi công cộng, trong lúc ăn, lúc học.

Các bạn trao đổi với nhau rất nhỏ nhẹ, làm tất cả mọi thứ bằng tâm trạng hạnh phúc, tâm thái vui vẻ nhưng không gây ô nhiễm âm thanh với những người xung quanh.

Thực sự đó là điều vô cùng tuyệt vời. Và chúng tôi cảm thấy nó là nội hàm bên trong của môi trường này chứ không phải là “diễn” hay “khoe mẽ” khi khách đến nhà.

Những trải nghiệm, quan sát học sinh ở trường Kachanapisek Wittayalai Nakhon Pathom thực sự khiến chúng tôi cảm thấy yêu thích điều đó và rất mong muốn qua những cơ hội hợp tác, trao đổi học sinh như thế, học sinh Ban Mai cũng có cơ hội học tập, học hỏi, tiếp thu nét văn hóa đẹp”, cô Hiền chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên về chương trình hợp tác với trường Kachanapisek Wittayalai Nakhon Pathom, hai trường sẽ trao đổi giáo viên và học sinh. Thời gian dự kiến các khóa trao đổi từ 2 – 4 tuần

Học sinh và giáo viên Ban Mai sẽ sang trường họ học tập các chương trình tương tự của trường. Ở đó, họ cũng có hệ quốc tế, có chương trình toán tiếng anh, khoa học tiếng anh.

Các thầy cô của trường Ban Mai dạy các chương trình đó sẽ lên lớp bên trường của Thái Lan và ngược lại, giáo viên, học sinh bên họ cũng sang đây..

Học sinh của Thái Lan sẽ sang đây học tập và ở cũng với gia đình của phụ huynh Việt. Các em sẽ được trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Học sinh Ban Mai cũng sẽ có nhiều hơn cơ hội giao lưu cùng các các bạn nước ngoài.

Ngoài ra, ở cấp lãnh đạo hai trường, hai bên còn có trao đổi về chiến lược giáo dục và phương pháp giáo dục. Có tổ chức buổi tọa đàm, tập huấn giáo viên giữa hai trường để có thể học tập, trao đổi các phương pháp, mô hình hay của mỗi trường.

“Những hợp tác quốc tế này thực sự là toàn diện và sâu rộng. Các chương trình nhà trường xây dựng với mong muốn thầy cô, học sinh có thời gian dài để dạy thực sự, học thự sự, trải nghiệm thực sự, để có sự sâu sắc từ bên trong cũng như tư duy.

Tư duy thay đổi thì cách làm cũng sẽ thay đổi. Chứ không phải là vài ngày “cưỡi ngựa xem hoa”, ngó nghiêng, tham quan”, cô Hiền khẳng định.

Thầy Nguyễn Khánh Chung - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong tầm nhìn sứ mệnh của Ban Mai, trường xác định tiến tới trường tiêu chuẩn quốc tế.

Mục tiêu là học sinh Ban Mai có nhiều phẩm chất và năng lực. Trong đó có phẩm chất quan trọng là học sinh có tư duy toàn cầu, có khả năng hội nhập quốc tế.

Thế giới bây giờ là thế giới phẳng nên các kỹ năng để hội nhập là cần thiết với học sinh của trường.

Vì vậy nhà trường đặt ra chiến lược phát triển, giáo dục học sinh, chúng tôi luôn chú trọng đến các chương trình hợp tác quốc tế tạo cho các con năng lực cần thiết để hội nhập.

Đây là cách Ban Mai tạo tư duy toàn cầu cho trẻ, giúp thầy cô đổi mới cách dạy ảnh 3Thầy cô cần làm gì để thay đổi phương pháp dạy học

Nhà trường lựa chọn các trường có chất lượng giáo dục tốt, có chương trình giáo dục tương đồng với hệ thống giáo dục Ban Mai để hợp tác.

Thầy Chung nhấn mạnh, các chương trình dạy học đều được thiết kế giúp các con nhận diện, tự tin với năng lực của bản thân mình. Đặc biệt là tư duy phản biện của các con nâng lên rất là nhiều.

Đặc biệt chủ đề năm học này của trường là "tôn trọng để hạnh phúc" để thể hiện sự tôn trọng học trò thì học trò phải là người làm chủ quá trình học tập. Người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức và hướng dẫn.

Để làm được việc đó, giáo viên của trường phải đổi mới phương pháp dạy học tích cực, để phát huy được vai trò người học. Người giáo viên phải xây dựng các hoạt động vào trao quyền cho học sinh.

"Học trò được làm chủ các hoạt động học tập. Học trò sẽ là người tự khám phá ra kiến thức, tự hình thành các năng lực thông qua sự hướng dẫn của giáo viên chứ không phải là giáo viên trao cho cái gì được cái đó nữa.

Khi đó, học sinh sẽ phát huy các năng lực khác từ năng lực ngôn ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm…làm cho học trò chủ động chứ không phải là những người thụ động”, thầy Nguyễn Khánh Chung khẳng định.

Đỗ Thơm