CEO Vietjet mong doanh nghiệp tư nhân được đối xử công bằng, bình đẳng

18/01/2019 11:54
Kiến Văn
(GDVN) - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc Vietjet Air đã chia sẻ như vậykhi thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 vào ngày 17/1/2019.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo mong muốn doanh nghiệp tư nhân được đối xử bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo mong muốn doanh nghiệp tư nhân được đối xử bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước. 

Diễn đàn do Kinh tế Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ chủ trì tổ chức. 

Trong phần thảo luận, Tổng Giám đốc của Vietjet đã nêu ra nhiều vấn đề rất quan trọng với nền kinh tế, trong đó phải kể tới đề nghị Chính phủ nhìn nhận công bằng, hướng tới xây dựng những tập đoàn tư nhân là đầu tàu cho chuỗi công nghiệp hỗ trợ, là niềm tin cho doanh nhân khởi nghiệp, mang thương hiệu quốc gia như Samsung, Toyota, Alibaba…

Bà Thảo đề nghị cần có "tuyên truyền khách quan, không để hình ảnh doanh nghiệp tư nhân xấu xí, ảnh hưởng tới tinh thần khởi nghiệp, ý chí của doanh nghiệp tư nhân".

CEO Vietjet mong doanh nghiệp tư nhân được đối xử công bằng, bình đẳng ảnh 2

CEO Vietjet trong Top 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018

Nêu thí dụ từ vụ máy bay hạ cánh nhầm đường băng chưa khai thác ở sân bay Cam Ranh (Đà Nẵng), Tổng Giám đốc của Vietjet Air cho biết, Vietjet là công ty có chứng chỉ an toàn khai thác quốc tế, có chỉ số an toàn chất lượng thuộc nhóm các doanh nghiệp hàng không dẫn đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Dù vậy cùng một sự cố đáp xuống sân bay Cam Ranh của hai hãng hàng không (Vietjet Air và Vietnam Airlines - pv) chỉ cách nhau 4 tháng lại xuất hiện cách ứng xử khác nhau từ cơ quan nhà nước.

“Hai hãng hàng không cùng bị sự cố đáp xuống sân bay Cam Ranh như nhau, cách nhau mấy tháng, nhưng chúng ta thấy giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước bị phản ứng khác nhau. Tất nhiên ta thấy có thể khác nhau về kỳ vọng, hoặc là sự ứng xử quan tâm đến chúng tôi. Chúng tôi muốn có cái nhìn tin tưởng hơn và công bằng hơn”, bà Thảo nói.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng cho rằng, những gì tư nhân đã làm tốt thì Chính phủ cần phải có biện pháp, chính sách khai thác tốt để khu vực tư nhân phát huy bao gồm hạ tầng hàng không, sân bay… tận dụng tốt cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất trên toàn xã hội.

Thí dụ cụ thể là mặc dù Vietjet vận hành hơn 80 tàu bay nhưng toàn bộ cơ sở hạ tầng sân bay, dịch vụ cung ứng khác như suất ăn, bảo dưỡng máy bay, cơ sở mặt đất... vẫn phụ vào doanh nghiệp độc quyền của nhà nước từ nhiều năm nay.

"Chúng tôi nói vui là tư nhân không tấc đất cắm dùi tại các sân bay mặc dù chúng tôi hoàn toàn có năng lực đầu tư khẩn trương, chất lượng, hiệu quả và không dùng một đồng vốn ngân sách", bà Thảo nói.

Tổng Giám đốc Vietjet cũng bày tỏ mong muốn sớm có tháo gỡ về pháp luật, cơ chế để tạo điều kiện cho lao động quốc tế làm việc tại Việt Nam, thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập. Hiện các quy định về việc cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam đã cũ, không còn phù hợp với xu thế hiện đại.

Kiến Văn