Sao không so sánh sách giáo khoa (năm 2000) với sách VNEN

20/03/2019 06:24
THANH AN
(GDVN) - Sao Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không lấy ví dụ sách giáo khoa năm 2000 so với sách VNEN nhỉ?

Chủ đề sách (tài liệu) VNEN của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải hàng loạt các bài viết trong thời gian qua như: Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai?;

Thày Hiển, thày Đại "xây" hệ thống bán sách giáo khoa độc quyền cả nước ra sao?VNEN và biểu hiện tham nhũng chính sách giáo dục

Những bài viết này đã cho thấy nhiều dấu hỏi lớn trong công tác xuất bản sách giáo khoa hiện nay.

Đa phần các bài viết này đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc và điều đặc biệt là những con số, những câu hỏi trực diện được tác giả của các bài viết đặt ra những đều đã rơi vào cõi thinh không...

Bảng so sánh sách giáo khoa năm 2000 với sách VNEN (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Bảng so sánh sách giáo khoa năm 2000 với sách VNEN  (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Tuy nhiên, điều đặc biệt là những ngày qua sau, rộ lên thông tin Nhà xuất bản Giáo dục đã in sách giáo khoa giá mới và nộp lưu chiểu vào tháng 1/2019.

Nhưng, sau đó thì Bộ Giáo dục yêu cầu giữ nguyên giá cũ cho năm học 2019-2020.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã lên tiếng giãi bày về những khó khăn về giá thành của sách giáo khoa phổ thông hiện nay.

Trong bài trao đổi với phóng viên Báo Dân trí: “Bị “tuýt còi” tăng giá sách: Nhà xuất bản Giáo dục trần tình kêu lỗ đã nhiều năm?” thì ông Nguyễn Văn Tùng có những so sánh rất thú vị.

Ông lấy đã lấy một số ví dụ một số quyển sách giáo khoa để so sánh với giá photo giấy A4 hiện nay để làm nổi bật giá sách giáo khoa hiện hành đang quá thấp. Ông Tùng chia sẻ rằng:

Nếu giá bán sản phẩm thấp hơn các chi phí thì đơn vị xuất bản - phát hành bị lỗ. Sách giáo khoa đang ở tình trạng này.

Sao không so sánh sách giáo khoa (năm 2000) với sách VNEN ảnh 2Xem bảng lương Nhà xuất bản Giáo dục làm sao tin nổi sách giáo khoa lỗ

Lấy ví dụ cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 (tập2), giá 7.800 đồng, 160 trang, vậy đơn giá chỉ có 49 đồng/trang, hay cuốn sách giáo khoa Hóa học 8, 160 trang, giá bìa là 9.600đ, đơn giá là 60 đồng/ trang.

Nếu so sánh với đơn giá photo 1 trang A4, hay những cuốn sách tham khảo của các Nhà xuất bản khác sẽ thấy giá sách giáo khoa là thấp đến khó tin”. [1]

Ngày 17/3/2019, trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có bài viết Xem bảng lương Nhà xuất bản Giáo dục làm sao tin nổi sách giáo khoa lỗ của tác giả Nhật Duy phân tích lại chi tiết so sánh này nên chúng tôi không nói lại nữa.

Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm một chi tiết khác. Đó là tại sao ông Nguyễn Văn Tùng lại không lấy giá của sách VNEN để so sánh nhỉ?

Bởi khi minh họa một vấn đề mà Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ lấy ví dụ của những cuốn sách thấp nhất để so sánh với một mặt hàng ở ngoài thị trường thì chúng tôi cho rằng vấn đề này chưa thỏa đáng chút nào.

Trong bài viết Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai? của tác giả Nguyễn Nguyên trước đây đã có những số liệu khá chi tiết về giá mỗi bộ sách mà phụ huynh đã và đang phải mua cho con em mình học tập trong những năm qua.

Nghịch lý ở chỗ: vẫn là nội dung của sách giáo khoa hiện hành (năm 2000) nhưng Nhà xuất bản Giáo dục đã gia công, “làm lại” để tân trang thành sách cho dự án VNEN.

Sao không so sánh sách giáo khoa (năm 2000) với sách VNEN ảnh 3Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai?

Nhưng, giá thành thì lại cao hơn gấp nhiều lần so với sách giáo khoa năm 2000.

Chúng tôi xin dẫn lại 1 ví dụ về “cách thức” nâng giá sách VNEN của dự án VNEN trong bài viết Lợi nhuận bán sách VNEN chảy vào túi ai? như sau:

2 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (tập 1 và tập 2) có giá 13.000 VNĐ + 12.700 VNĐ =25.700 VNĐ, sang VNEN được "bôi ra" thành 4 cuốn:

Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/1 A (31.000 VNĐ) + Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/1 B (25.500 VNĐ) + Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/2 A (30.000 VNĐ) + Hướng dẫn học Tiếng Việt 5/2 B (20.000 VNĐ).

Tổng cộng giá 4 cuốn sách này là 106.500 VNĐ.

Như vậy chỉ bằng một việc "bôi ra" như thế này, phụ huynh có con học VNEN lớp 5 đã phải bỏ thêm 106.500 - 25.700 = 80.800 (VNĐ) cho 1 môn Tiếng Việt”. [2]

Sao Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không lấy ví dụ sách giáo khoa năm 2000 so với sách VNEN nhỉ?

Rõ ràng cách lấy ví dụ so sánh của Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về một số cuốn sách giáo khoa phổ thông hiện nay có có giá thấp là cách hướng dư luận sang một cách hiểu khác.

Mấy năm nay, dư luận đã nghe lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục liên tục kêu lỗ trong việc xuất bản sách giáo khoa mỗi năm từ 40 - 50 tỉ đồng?

Thế nhưng, điều dư luận cũng được biết mỗi năm Nhà xuất bản này đang chi cho việc chiết khấu sách giáo khoa từ 20-25 % (khoảng 250 tỉ đồng). Và, số tiền lợi nhuận trong năm 2017 là 150 tỉ đồng?

Những con số này khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều hơn!

Tài liệu tham khảo:

[1]htps://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bi-tuyt-coi-tang-gia-sach-nha-xuat-ban-giao-duc-tran-tinh-keu-lo-da-nhieu-nam-20190315091719821.htm

[2] http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Loi-nhuan-ban-sach-VNEN-chay-vao-tui-ai-post179811.gd

THANH AN