Trường Nguyễn Thị Diệu xây dựng quy chế chi tiêu dựa trên nghị định hết hiệu lực

02/04/2019 06:58
Phương Linh
(GDVN) - Kết quả thanh tra Trường Nguyễn Thị Diệu cho thấy, nhà trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018 dựa trên các nghị định đã hết hiệu lực thi hành.

Ngày 25/3/2019, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – ông Lê Hồng Sơn đã ký kết luận thanh tra 948/GDĐT-TTr , công bố kết luận thanh tra đột xuất tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị định hết hiệu lực thi hành, vẫn áp dụng ở trường

Theo kết luận thanh tra này, quy chế chi tiêu nội bộ của trường đã được tổ chức thảo luận rộng rãi, công khai trong đơn vị, thể hiện tính dân chủ, được đồng thuận trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trước khi Hiệu trưởng ký ban hành chính thức.

Trường tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức các năm học (giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018) theo hướng dẫn của Công đoàn ngành giáo dục thành phố.

Hiệu trưởng nhà trường có công khai về số tiết kiệm trong năm, tổ chức thảo luận trong tập thể nhà trường về việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm.

Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: H.L)
Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: H.L)

Nhà trường thực hiện chi đầy đủ thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập các quỹ từ số tiền xác định theo tỷ lệ đã đề ra trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

Tuy nhiên, Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018 của trường, lại căn cứ theo Nghị định 49/2010 của Chính phủ ký ban hành ngày 14/5/2010, nghị định 42/2010/NĐ-CP này 15/4/2010 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành.

Tự ý nhận học sinh chuyển trường khác đến

Năm học 2017 – 2018, Trường Nguyễn Thị Diệu có 26 học sinh chuyển đến, 78 học sinh chuyển đi.

Trong tổng số 26 học sinh chuyển đến, có 2 học sinh đã tốt nghiệp ra trường, 1 em đi định cư ở nước ngoài, 2 học sinh chuyển trường và 1 em đã thôi học.

Hiệu trưởng Đỗ Đình Đảo để nhân viên kỹ thuật đứng lớp dạy Tin học

Hồ sơ học sinh chuyển đến đầy đủ. Đáng lưu ý, có 1 em học sinh là Đ.T.T. là học sinh khối 11 (năm học 2018 – 2019 đã là học sinh khối 12) không có ý kiến, không có giấy giới thiệu của trường chuyển đi.

Theo giải trình của Hiệu trưởng Đỗ Đình Đảo, sở dĩ học sinh không có ý kiến, không có giấy giới thiệu của trường chuyển đi, là do học sinh đã rút hồ sơ ra khỏi trường để đi du học, nhưng việc đi du học bị trở ngại, nên học sinh muốn xin được tiếp tục đi học ở tại Việt Nam.

Khi học sinh trở về Trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh, Hiệu trưởng không tiếp nhận.

Việc tiếp nhận này của Hiệu trưởng là chưa đúng với chương II, quyết định 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, về quy định chuyển trường, tiếp nhận đối với học sinh học tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, và văn bản quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 10/4/2015 về thủ tục, hồ sơ chuyển trường.

Phương Linh