Lạm dụng nha đam có thể bị yếu cơ, đau bụng

02/05/2019 06:10
An Nhiên (theo boldsky)
(GDVN) - Sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng cổ họng...

Nha đam là chất trong suốt, giống như gel được tìm thấy bên trong lá của nó. Gel nha đam được tạo thành từ khoảng 96% nước và chứa vitamin A, B, C và E.

Nha đam là một nguyên liệu làm đẹp phổ biến. Nha đam không chỉ mang lại lợi ích trong việc làm đẹp mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe khác.

Nha đam được biết đến trong việc chữa bệnh tiểu đường, viêm gan, giảm cân, bệnh viêm ruột, loét dạ dày, viêm xương khớp, hen suyễn, sốt, ngứa…

Nha đam còn được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm hương liệu, mỹ phẩm, thảo dược và thực phẩm bổ sung.

Nha đam mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó có một phần tác dụng phụ mà bạn có thể không biết.

Việc sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể (Ảnh: theo boldsky).
Việc sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể (Ảnh: theo boldsky).

Việc sử dụng quá nhiều nước ép nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng cổ họng và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới mất thị lực.

Tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến suy thận.

Tác dụng phụ của nha đam là gì?

1. Gây dị ứng da

Việc sử dụng nha đam trong một thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, nổi mề đay và đỏ mí mắt.

Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các đốm tím. Hơn nữa, thoa gel nha đam và bước ra ngoài nắng có thể gây phát ban da và kích ứng hoặc đỏ, rát da.

2. Giảm lượng đường trong máu

Nha đam có liên quan đến việc giảm lượng đường trong máu và do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn trong khi tiêu thụ nha đam.

3. Biến chứng khi mang thai và cho con bú

Cả gel hoặc mủ của nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú.

 Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nha đam

Lý do là nha đam có thể kích thích co bóp tử cung và gây ra các biến chứng như sảy thai, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Trong trường hợp bà mẹ cho con bú, tiêu thụ nước ép nha đam có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ.

4. Độc tính gan

Sử dụng nhiều nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycoside, anthraquinone, anthrones, profin, polymannans và acetylated mannans trong nha đam có thể can thiệp vào quá trình giải độc gan và điều này có thể dẫn đến tổn thương gan.

5. Suy thận

Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị tiểu đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận về lâu dài.

Vì vậy, các cá nhân bị bất kỳ vấn đề gì về bệnh thận phải tránh tiêu thụ nha đam.

6. Mất cân bằng điện giải

Tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam có thể gây ra tiêu chảy và đau quặn dạ dày dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải.

5 lý do không thể không sử dụng lá lô hội trong mùa đông

7. Khó chịu dạ dày

Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép nha đam là khó chịu ở dạ dày gây đầy hơi và đau dạ dày.

Nếu bạn đang đối phó với các vấn đề về dạ dày, bạn nên tránh uống nước ép nha đam.

8. Bệnh trĩ

Nếu bạn bị bệnh trĩ, đừng tiêu thụ nước ép nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

Ngoài ra, nha đam có thể ảnh hưởng đến người vừa trải qua phẫu thuật.

Trong và sau phẫu thuật, nha đam có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Nếu bạn chuẩn bị trải qua phẫu thuật, hãy ngừng tiêu thụ nha đam hai tuần trước khi phẫu thuật.

An Nhiên (theo boldsky)