Vũ khí Nga ngày càng thịnh hành ở Nam Mỹ

03/11/2011 12:31
Theo Đất Việt
Nga đang có kế hoạch mở những trung tâm dịch vụ, sửa chữa và nâng cấp cho Mi-8, Mi-17 và Mi-26T tại Peru.
Vào tháng 9/2011, Bộ quốc phòng Peru đã nhận trực thăng Mi-171SH đợt 2 từ tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboroexport của Nga.Trực thăng của Nga và thị trường truyền thống
Trực thăng Mi-171SH của quân đội Peru đang thực hiện nhiệm vụ cứu nạn
Trực thăng Mi-171SH của quân đội Peru đang thực hiện nhiệm vụ cứu nạn
Với những chiếc Mi-171SH mới, sơn phù hiệu của Không quân Peru, Nga cũng đồng thời nhận được hợp đồng bảo trì và sửa chữa lớn của Bộ Quốc phòng nước này. Những máy bay trực thăng Mi-171SH nhanh chóng qua bài kiểm tra chất lượng và tung cánh trên bầu trời. Quân đội Peru từ lâu đã quá quen thuộc với trực thăng Nga. Peru là quốc gia đầu tiên đặt mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga tại châu Mỹ Latinh. Từ ngày 1/2/1969, Liên bang Xô Viết đã chuyển cho Quân đội Peru xe tăng T-55, trực thăng Mi-8 và những thiết bị quân sự tiên tiến khác.
Tập đoàn Rosoboronexport mở rộng các chiến dịch quảng bá hình ảnh tại châu Mĩ Latinh.
Tập đoàn Rosoboronexport mở rộng các chiến dịch quảng bá hình ảnh tại châu Mĩ Latinh.
Quá trình hợp tác quân sự giữa Liên Xô và Peru gặp gián đoạn và gần như ngưng trệ trong thập niên 1990. Tuy nhiên, kế tục Liên Xô, công nghiệp quốc phòng Nga đã bắt đầu trở lại và chiếm vị trí cũ ở thị trường Peru với các hợp đồng nâng cấp Mi-17, MiG-29 hay tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E ATGM. Trực thăng của Nga nhận được sự tin tưởng tuyệt đối tại Nam Mỹ do tính bền bỉ, khả năng hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, trang bị vũ khí mạnh và dễ dàng nâng cấp. Do đặc thù địa lý và cuộc chiến chống khủng bố cùng những kẻ buôn lậu ma túy, Nam Mỹ là thị trường lớn đối với các nhà chế tạo máy bay trực thăng Nga.Thúc đẩy mở rộng thị trường Nga đang có kế hoạch mở những trung tâm dịch vụ, sửa chữa và nâng cấp cho Mi-8, Mi-17 và Mi-26T tại Peru.
Peru mới nhập khẩu tên lửa chống tăng Kornet-E từ Nga.
Peru mới nhập khẩu tên lửa chống tăng Kornet-E từ Nga.
Tập đoàn Rosoboronexport đề nghị một chương trình hợp tác lớn trên lĩnh vực hiện đại hóa và thương mại toàn diện như: hệ thống phòng không, radar, hải quân, vũ khí chống tăng, xe thiết giáp, súng và đạn dược, huấn luyện, đào tạo công nghệ… Nga muốn đẩy mạnh quảng bá tính đa dụng của khí tài quân sự và áp dụng chúng trong thời bình. Trực thăng quân sự của Nga đã tham gia vào những chiến dịch cứu hộ, giải quyết thiên tai ở Peru, lũ lụt ở Mexico, động đất ở Haiti, chống buôn lậu ở Guatemala. Uruguay đã mua nhiều xe bọc thép Tigr vì sự cơ động và khả năng tham gia vào các chiến dịch đặc biệt. Các quan chức Nga tỏ rõ sự quyết tâm khi thực hiện các chiến dịch quảng bá lớn tại đây. Theo các chuyên gia phân tích, Nga coi châu Mỹ Latinh là thị trường quan trọng và tiềm năng, đồng thời đóng vai trò quyết định đối với ngành công nghiệp quốc phòng trong tương lai. Bên cạnh các hợp đồng mua bán vũ khí giá trị, Rosoboronexport còn giành được các thương đi kèm như: bảo dưỡng, sửa chữa, bán phụ tùng thay thế, nâng cấp, gia cố giáp bảo vệ, chuyển giao công nghệ. Rosoboronexport đang xây dựng trung tâm sửa chữa dành cho máy bay trực thăng tại Mexico và căn cứ đào tạo, sửa chữa tại Venezuela. Những trung tâm tương tự cũng đang lần lượt mọc lên tại Columbia, Peru, Argentina, Brazil và nhiều quốc gia châu Mỹ Latinh khác.
Theo Đất Việt