Bất ổn ở Hong Kong có lỗi của cả Bắc Kinh và Hong Kong

21/07/2019 07:19
Thanh Bình
(GDVN) - Có lẽ cả Bắc Kinh và Hong Kong đều phải chịu trách nhiệm đối với hành trình được cho là vững chắc và đang tiếp tục của vùng lãnh thổ này.

Ngày 15/7/2019, Trưởng đặc khu khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), bà Carrie Lam, đã tới thăm các cảnh sát bị thương trong vụ đụng độ mới nhất giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra trước đó 1 ngày.

Phát biểu với báo giới, bà Carrie Lam nêu rõ lực lượng chức năng đã rất chuyên nghiệp, kiềm chế và nỗ lực thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, những người biểu tình quá khích đã vô cớ tấn công lực lượng chức năng.

Trước đó, cảnh sát trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong, Stephen Lo cho biết hơn 40 đối tượng quá khích đã bị bắt giữ ngày 14/7 tại quận Sha Tin.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định cảnh sát và các công tố viên sẽ đưa ra các cáo buộc với những người này sau khi hoàn tất điều tra.

Cảnh sát Hong Kong đụng độ với người biểu tình ngày 14/7/2019 (Ảnh: SCMP).
Cảnh sát Hong Kong đụng độ với người biểu tình ngày 14/7/2019 (Ảnh: SCMP).

Theo dõi sự thể hiện mạnh mẽ thái độ phản kháng của những người biểu tình ở Hong Kong và sự siết chặt của Bắc Kinh đối với vùng lãnh thổ này, người ta không thể tin được rằng chính những con người này từng đầy kiêu hãnh với lòng tự hào Trung Hoa khi đại lục đăng cai Olympic 2008.

Tháng 6/2008, khi Trường Đại học Hong Kong thực hiện chương trình thăm dò dư luận hàng năm, khoảng 52% người Hong Kong coi mình là người Trung Quốc, tỷ lệ cao nhất từ khi Hong Kong trở về nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh vào năm 1997.

Vùng lãnh thổ này từng là biểu tượng của tinh thần doanh nhân sôi nổi của khu vực Đông Á, công cuộc xây dựng diễn ra liên tục gần như suốt ngày đêm, làm nổi bật được đặc điểm của một thành phố không ngủ.

Hong Kong có các nhà quản lý hiệu quả, thẩm phán tài giỏi, các nhà điều tiết tầm cỡ thế giới và lực lượng cảnh sát được tôn trọng chứ không phải khiến người dân sợ hãi.

Hiện nay, tất cả những điều này đang bị thách thức. Nhiều quỹ đầu tư đang tháo chạy bởi họ lo sợ cơn giận dữ của các nhà chức trách Trung Quốc nếu họ gây bất lợi cho các công ty của đại lục hay tiền tệ Trung Quốc.

Các công ty đa quốc gia không còn coi Hong Kong là điểm đỗ để tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Mới đây nhất, ngày 17/7/2019, 85 thành viên Nghị viện châu Âu (EP) đã trình kiến nghị, kêu gọi chính quyền Hong Kong rút dự luật dẫn độ, thực thi cải cách dân chủ.

Họ cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) ban hành lệnh cấm bán vũ khí cho cảnh sát Hong Kong trên toàn khu vực.

Báo Straits Times của Singapore nhận định trong tiềm thức, có lẽ cả Bắc Kinh và Hong Kong đều phải chịu trách nhiệm đối với hành trình được cho là vững chắc và đang tiếp tục của vùng lãnh thổ này.

Có lẽ bất ổn ở Hong Kong trong thời gian qua đều có lỗi của cả Bắc Kinh và Hong Kong (Ảnh: Straits Times).
Có lẽ bất ổn ở Hong Kong trong thời gian qua đều có lỗi của cả Bắc Kinh và Hong Kong (Ảnh: Straits Times).

Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình gợi ý nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, nó được coi là một tín hiệu tốt đẹp và là một cơ chế đổi mới duy nhất để bắc cầu cho hai nền văn hóa Hong Kong và đại lục.

Tuy nhiên, điều trở nên rõ ràng là có quá nhiều mâu thuẫn giữa hai chế độ được bắc cầu một cách mong manh.

Tháng 7/2003, Hong Kong đã chứng kiến các cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên phản đối nỗ lực đưa ra Dự luật an ninh quốc gia, có thể sửa đổi Điều khoản 23 của Luật cơ bản Hong Kong.

Cùng thời điểm đó là cuộc khủng hoảng SARS (hội chứng viêm đường hô hấp cấp) khiến gần 300 người thiệt mạng đã làm suy yếu chính quyền của Trưởng đặc khu hành chính đầu tiên của lãnh thổ này, Đổng Kiến Hoa.

Thật khó có thể dự đoán một cách chính xác điều gì đang chờ đợi Hong Kong. Một số người tin rằng vấn đề dường như sẽ giống với vụ việc quảng trường Thiên An Môn.

Rõ ràng là khoảng cách giữa các nhà cầm quyền Hong Kong và những người mà họ cai trị đang rộng ra từng ngày.

Sự bất đồng lan rộng phản đối dự luật dẫn độ có thể đã được bởi những lo sợ thực sự là nó bị sử dụng sai mục đích nhưng đồng thời cũng cho thấy rõ sự thiếu tin tưởng của người dân Hong Kong đối với chính quyền.

Những người tham gia biểu tình không chỉ là những sinh viên trẻ mà là những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, tràn đầy nhiệt huyết và hy vọng.

Trong suốt 22 năm qua, tầng lớp trung lưu trẻ, đặc biệt là những người làm ngành nghề tự do, ngày càng thể hiện sự bất mãn. Bởi lẽ, cuộc sống của họ đang bị thách thức do chi phí sinh hoạt, nhà ở ngày càng tăng.

Họ cho rằng, thương nhân Trung Quốc đại lục tràn sang Hong Kong đã và đang gây bất lợi cho cư dân địa phương.

Những làn sóng ở Hong Kong cũng đã lan ra xa hơn, ở một mức độ nào đó có thể lan tới Đài Loan.

Giờ đây, Hong Kong ngày càng ít người dân của vùng lãnh thổ này muốn tự coi mình là người Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo:

1. https://www.scmp.com/news/china/politics/article/3019007/chinese-officials-scramble-deliver-new-hong-kong-strategy

2. https://vnexpress.net/the-gioi/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-phan-doi-thuong-nhan-trung-quoc-dai-luc-3952127.html

3. https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/hong-kongs-protesters-dig-in-for-long-summer-of-discontent?cx_testId=20&cx_testVariant=cx_5&cx_artPos=1#cxrecs_s

https://www.reuters.com/article/us-hongkong-extradition-symbols/mooncakes-hymns-and-post-it-notes-the-color-of-hong-kongs-protests-idUSKCN1UD0QF

Thanh Bình