Lý giải nguyên nhân nhiều hiệu trưởng không cho giáo viên bốc thăm lớp?

27/07/2019 06:34
Mai Hoa
(GDVN) - Trong thực tế, không phải giáo viên cứ có năng lực là được xếp vào lớp “ngon”. Muốn vào chủ nhiệm những lớp này, không ít thầy cô cũng buộc phải “chạy”.

Ngoài “chạy trường” còn nhiều kiểu “chạy” khác trong trường học.

Hiện tường chạy trường, chạy lớp diễn ra nhiều ở khu vực đô thị (Ảnh minh họa: sggp.org.vn)
Hiện tường chạy trường, chạy lớp diễn ra nhiều ở khu vực đô thị (Ảnh minh họa: sggp.org.vn)

Chuyện “chạy” trường thì gần như ai cũng hiểu. Người “chạy” bây giờ phải đầy đủ nội lực mới cầm chắc phần thắng trong tay.

Bởi như nhiều người thường nói thời buổi “mật ít ruồi nhiều”.

Chạy được cho con vào trường, có phụ huynh cho rằng như thế là xong.

Và thế là họ lại “bình chân như vại” mà không biết rằng cuộc chiến “chạy” vẫn chưa hề kết thúc.

Tình trạng “chạy lớp”, “chạy thầy” hiện vẫn xảy ra ở cả 3 cấp học. Ở bài viết này chỉ phản ánh việc ‘chạy” ở bậc tiểu học.

“Chạy” lớp, “chạy” thầy

Không ít phụ huynh có con học bậc tiểu học cho biết, muốn con học lớp “ngon”, thầy cô dạy “ngon” thì phụ huynh phải chạy.

Thường thì trong trường tiểu học có 5 khối lớp sẽ có 5 lớp “ngon” và đương nhiên cũng có 5 giáo viên “ngon” được xếp vào dạy.

Lớp được định nghĩa là “ngon” theo nhiều người cho biết, đó gần như là lớp chọn của khối.

Lý giải nguyên nhân nhiều hiệu trưởng không cho giáo viên bốc thăm lớp? ảnh 2
Thanh tra ngành giáo dục cần vào cuộc việc tuyển sinh đầu cấp ở những trường lớn

Những em được chọn vào lớp này đa phần nhìn rất “sáng sủa”.

Sự “ngon” còn thể hiện ở việc học sinh nào cũng nổi trội về gia thế như ba mẹ làm to hoặc gia đình có điều kiện kinh tế vượt trội.

Thầy cô “ngon” theo cách nói gọn của nhiều người. Nhưng sự “ngon” chưa hẳn đã là dạy tốt.

Bởi, dạy tốt nhưng không nằm trong sự ưu ái của hiệu trưởng, nói thẳng ra là không cùng ‘phe, cánh” cũng chẳng bao giờ được hiệu trưởng xếp vào dạy.

Giáo viên dạy giỏi trong mắt đồng nghiệp chúng tôi, phải là học sinh yếu kém dạy trở nên giỏi mới tài.

Nhưng học sinh vốn có năng lực sẵn, giáo viên dạy các em xếp loại giỏi cũng thường thôi.

Thế nhưng với phụ huynh, thấy con được xếp loại giỏi mặc nhiên khen thầy cô ấy dạy giỏi và ngược lại.

Thế là muốn cho con vào học lớp tốt nhất khối đương nhiên phụ huynh phải biết “chạy”.

Giáo viên cũng “chạy” vào lớp “ngon”

Chạy trường, bán suất đầu cấp học đang làm cho nhân cách nhiều người méo mó
Chạy trường, bán suất đầu cấp học đang làm cho nhân cách nhiều người méo mó

Trong thực tế, không phải giáo viên cứ có năng lực là được xếp vào lớp “ngon”.

Muốn vào chủ nhiệm những lớp này, không ít thầy cô cũng buộc phải “chạy”.

Vì sao, giáo viên lại sẵn sàng bỏ ra một số tiền để làm việc này? Dạy lớp nào mà chẳng được?

Lớp “ngon” khác lớp thường. Phần lớn lớp “ngon” học sinh học tốt và đều hơn.

Giáo viên dạy những lớp này cũng đỡ mất nhiều công kèm cặp.

Một điều vô cùng lợi nữa do kinh tế gia đình của phần đông học sinh trong lớp đều ở mức khá.

Vì vậy, những thầy cô giáo dạy nơi đây sẽ được hưởng nhiều bổng lộc.

Một số giáo viên hiện dạy ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh nói rằng:

“Một cái Tết 20/11 có thầy cô nhận được vài chục triệu tiền phong bì phụ huynh biếu. Ngoài ra còn mĩ phẩm, nước hoa ngoại, túi xách, quần áo hàng hiệu…

Một năm có đến mấy lần giáo viên được nhận quà như 20/11, Tết tây, Tết ta, ngày sinh nhật, 30/4 và 1/5.

Chỉ nhẩm sơ sơ bổng lộc có khi bằng cả năm lương đi dạy của một người có thâm niên vài chục năm.

Chưa hết, do điều kiện kinh tế khá giả, thế nên phụ huynh ở những lớp này rất chịu cho con đi học thêm.

Có gia đình còn yêu cầu thầy cô kèm đặc biệt theo kiểu kèm thêm ngày thứ Bảy và Chủ nhật mà thù lao có khi lên tới cả tháng lương.

Giải pháp nào xóa bỏ kiểu bất công này?

Lý giải nguyên nhân nhiều hiệu trưởng không cho giáo viên bốc thăm lớp? ảnh 4
Phụ huynh đổ mồ hôi hột vì chuyển trường cho con

Nhiều hiệu trưởng luôn lấy quyền của mình để ấn định học sinh vào lớp nào cũng như giáo viên nào mới được vào dạy những lớp ấy.

Hiệu trưởng tự mình phân công,  sau đó chỉ thông quan hiệu phó, công đoàn lấy lệ.

Và nếu ai có ý kiến cũng không thể thay đổi được gì.

Thế nên dẹp bỏ sự độc đoán trong cách làm chỉ còn cách công đoàn yêu cầu tôn trọng quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh và cả giáo viên.

Số lượng học sinh sẽ được chia ngẫu nhiên về các lớp.

Sau đó, công khai buổi bốc thăm lớp dạy cho giáo viên trước hội đồng (trước đó Ban giám hiệu đã phân công giáo viên theo khối).

Làm cách này sẽ không thể ưu ái cho “phe cánh” của mình vào dạy những lớp trọng điểm.

Cách trên chỉ áp dụng khi tổ chức công đoàn trong nhà trường đủ mạnh để có tiếng nói.

Bằng không, hiệu trưởng sẽ thẳng tay thao túng, tuyệt đối không đồng ý xếp lớp theo danh sách ngẫu nhiên và không cho giáo viên bốc thăm lớp dạy.

Và việc chạy lớp, chạy thầy vẫn tiếp tục xảy ra gây nên sự bất công bằng cho học sinh và chính các thầy cô giáo.

Mai Hoa