Chung cư Hà Nội nơm nớp sợ... “bom gas”

08/11/2011 11:32
Trần Nguyên
(GDVN) - Sau vụ nổ gas ngày 3/11, nhiều cư dân sống tại các tòa nhà cao tầng, chung cư tại Hà Nội đang hoang mang, lo sợ những quả "bom gas" nổ bất cứ lúc nào.
Vụ nổ khí gas ngày 3/11 tại phố Tạ Quang Bửu (Hà Nội) gây sập căn nhà 2 tầng và cái chết của 2 cháu bé vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nhiều người dân. Lo lắng nhất có lẽ là những gia đình ở chung cư. Họ thực sự hoang mang bởi những quy định sử dụng gas ở nhiều khu nhà cao tầng hiện nay chưa đồng bộ, chỉ cần có sự cố xảy ra, hậu quả không dừng lại như vụ nổ gas thương tâm vừa qua.

Nơm nớp lo sợ "bom gas"


Theo khảo sát của phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, đến 90% chung cư tại Hà Nội hiện nay  sử dụng gas theo hộ gia đình (tự túc) và phải gọi điện tới các đại lý mang gas đến tận nơi mỗi khi hết gas.
Hầu hết cư dân tại các chung cư hiện nay đều sử dụng gas tư nhân, rất khó kiểm soát chất lượng và độ an toàn.
Hầu hết cư dân tại các chung cư hiện nay đều sử dụng gas tư nhân, rất khó kiểm soát chất lượng và độ an toàn.

Mặc dù chưa xảy ra sự cố nổ bình gas nào tại các chung cư nhưng hầu hết cư dân ở những tòa nhà cao tầng đang nơm nớp lo sợ, bởi khi đó hậu quả sẽ rất khó lường.

>> 5 thói quen sử dụng gas "chết người" của dân Việt

Chị Huyền, sống tại khu đô thị Nam Trung Yên, cho biết: Khu đô thị Nam Trung Yên chưa có trung tâm điều hành phân phối khí gas đến từng hộ có nhu cầu sử dụng. Việc dùng gas cá nhân vừa không đảm bảo an toàn lại rất phức tạp, nhiều hôm đang nấu dở hết gas nhưng khi gọi phải đến cả tiếng đồng hồ sau người đưa gas mới đến.

"Gọi gas đã mất tiền nhưng cũng phải nịnh nọt mãi mới có được gas dùng thậm chí còn phải trả thêm phí... leo cầu thang cho người đưa gas vì theo quy định, không được mang các vật dụng có thể gây cháy, nổ vào thang máy", chị Huyền phản ánh.

Tuy cấm là thế nhưng tại chung cư Nam Trung Yên, người đưa gas đến vẫn vận chuyển gas lên các tầng bằng thang máy. Trung bình tại đây, mỗi ngày ít nhất cũng phải có 1-2 bình gas được đưa lên bàng cách này do nhu cầu sử dụng của từng gia đình. "Đây có thể là một trong những nguy cơ gây cháy nổ mà mọi người ít ai lường đến", một cư dân ở chung cư Nam Trung Yên phản ánh.

Tại chung cư Bắc Hà (phường Mỗ Lao – quận Hà Đông), sau tai nạn nổ gas thương tâm ở phố Tạ Quang Bửu, những ngày qua người dân ở đây cũng như "ngồi trên đống lửa".

Theo anh Phạm Quang Ngọc, phòng 2103: Hiện chung cư Bắc Hà có ba tòa nhà, nhưng lại không xây dựng hệ thống gas trung tâm mà chỉ dùng theo hộ gia đình. Có ai dám chắc rằng, những bình gas, dây dẫn gas được các hộ gia đình mua từ các cơ sở tư nhân đảm bảo an toàn hay không?

Song điều khiến người dân ở đây sợ hãi hơn cả là có rất nhiều bình gas và máy phát điện của siêu thị Corp Mart phía tầng trệt được... đặt cạnh nhau, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Theo nguyên tắc, máy phát điện không nên để gần các bình gas, bởi rất dễ gây ra cháy nổ. Mặc dù cư dân chung cư Bắc Hà đã nhiều lần báo cáo với cấp trên nhưng việc di dời vẫn chưa được giải quyết.

"Trong trường hợp xấu, xảy ra sự cố liệu rằng khi đó những người sống trong chung cư sẽ thế nào", anh Ngọc bức xúc.

Máy phát điện và các bình gas tại tầng trệt chung cư Bắc Hà được đặt cách nhau chỉ vài chục cm, nguy cơ gây ra cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Máy phát điện và các bình gas tại tầng trệt chung cư Bắc Hà được đặt cách nhau chỉ vài chục cm, nguy cơ gây ra cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ông Phan Văn Hoàng - Công ty HTV (Provimex), đơn vị chuyên thực hiện hệ thống gas nóng, gas lạnh cho các công trình cao tầng cho biết, trong một tòa nhà cao khoảng 20 tầng, mỗi tầng có 5 căn hộ, mỗi hộ 1 bình gas 12kg thì cả tòa nhà sẽ chứa 1.200kg gas, nếu xảy ra cháy nổ thiệt hại sẽ khôn lường.Hệ thống gas an toàn cho chung cư, khi nào thành hiện thực? Hiện nay, theo khảo sát của phóng viên, chỉ khoảng 10% chung cư tại Hà Nội được cung cấp gas trung tâm như một số tòa nhà ở khu Trung Hòa - Nhân Chính và khu Mỹ Đình II.>> 5 thói quen sử dụng gas "chết người" của dân Việt Trao đổi với An Ninh Thủ đô, kiến trúc sư Lê Hồng Chương - người thiết kế nhiều chung cư cao tầng nhận điịnh: “Ở các nước tiên tiến, việc sử dụng gas được cung cấp như các dịch vụ khác như điện, nước. Nhưng tại Việt Nam, việc sử dụng gas vẫn mang tính đơn lẻ. Việc mỗi nhà một bình gas không chỉ vi phạm các quy định về an toàn PCCC mà còn tạo ra nguy cơ cháy nổ rất lớn. Rất tiếc, hiện chưa có chế tài nào xử lý”…
Mặc dù cấm nhưng tại nhiều khu chung cư, người dân vẫn vận chuyển gas bằng thang máy. Ảnh: An ninh thủ đô
Mặc dù cấm nhưng tại nhiều khu chung cư, người dân vẫn vận chuyển gas bằng thang máy. Ảnh: An ninh thủ đô
Theo quy định, hệ thống gas trung tâm phải nằm cách công trình cao tầng khoảng 30m nhưng cũng tùy theo hiện trạng xây dựng và thiết bị lắp đặt mà có thể đặt gần hơn. Hệ thống cấp gas trung tâm có ưu điểm nổi trội là áp lực từ bồn chứa chung cung cấp gas rất thấp, chỉ 0,028kg/cm3 nên khá an toàn. Mỗi hộ gia đình được lắp đặt đồng hồ gas như đồng hồ điện để thanh toán số lượng dùng hàng tháng. Theo quy định về PCCC  của Bộ Xây dựng tại TCXDVN 377 và 387 năm 2006 thì “tiêu chuẩn cung cấp khí đốt, cháy nổ trong nhà ở đều được đề ra nhưng dường như có rất ít đơn vị triển khai”. Bên cạnh đó, ngay tại một vài khu chung cư đã lắp đặt hệ thống cung cấp gas trung tâm cũng không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ông Vũ Văn Trung - một kỹ sư xây dựng đã nghỉ hưu hiện đang sống tại quận Cầu Giấy lo lắng: “Tôi đã trực tiếp quan sát đơn vị thi công lắp đặt đường ống dẫn gas lên nhà cao tầng mà không khỏi giật mình. Người ta dùng được ống dẫn bằng thép, mạ kẽm có một vài chỗ đã bị gỉ mà trên đó không có dấu hiệu, ký hiệu nào chứng minh là nó được dùng để vận chuyển gas. Các đường ống này được quấn một lớp nilon, không có tác dụng chống gỉ, chôn sơ sài dưới rãnh có độ sâu khoảng 80cm và lấp lại bằng các vật liệu thừa như cát, sỏi, gạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đường ống vận hành nó sẽ tự giãn nở nên các cạnh sắc của gạch đá sẽ mài mòn đường ống. Thêm vào đó, độ ẩm không khí của Hà Nội  rất lớn nên đường ống rất dễ bị rò rỉ, khí thoát ra ngoài, tích tụ dưới nền nhà, khi có tia lửa điện sẽ phát nổ, gây hậu quả không lường hết được”…
Những chung cư ở Hà Nội rất cần có những hệ thống gas trung tâm để đảm bảo an toàn.
Những chung cư ở Hà Nội rất cần có những hệ thống gas trung tâm để đảm bảo an toàn.
Mặc dù việc cung cấp gas bằng hệ thống đường ống mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng khí gas trong các hộ dân ở chung cư do rẻ hơn và an toàn hơn, song hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn Việt Nam cho hệ thống dẫn gas dân dụng. Bởi nếu không có tiêu chuẩn này thì việc xây dựng các trạm gas trung tâm tại các khu đô thị sẽ không tuân theo tiêu chuẩn chặt chẽ và thống nhất, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ tại các nhà cao tầng Ông Lê Thế Dũng, Tổ trưởng tổ dịch vụ chung cư La Khê cho biết: Sự cố xảy ra vào ngày 3/11 là lời cảnh báo cho các gia đình trong việc sử dụng gas. Tại chung cư La Khê, chúng tôi phải thường xuyên nhắc nhở và khuyến cáo cư dân thường xuyên kiểm tra hệ thống gas gia đình nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất. "Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại gas không đảm bảo chất lượng, nhưng vì quyền của mỗi cá nhân, gia đình nên chúng tôi không thể can thiệp”, ông Dũng băn khoăn.
Anh Quân, chủ đại lý gas trên đường Tôn Đức Thắng (Hà Nội) cho biết: Vẫn có thể đảm bảo an toàn khi dùng gas cá nhân khi mỗi gia đình biết cách sử dụng gas an toàn và dùng loại gas chất lượng.

Lỗi dẫn đến cháy nổ đôi khi không chỉ do thiết bị mà do chính người dùng chủ quan hoặc bất cẩn. Khi chúng tôi đưa gas đến cho một số hộ gia đình, qua kiểm tra mới thấy dây dẫn gas bị các vật kim loại sắc bén đè lên hoặc bị chuột cắn rò rỉ mà không biết. Cũng có nhà dùng loại bình gas không có khóa gas tự động, nấu nướng xong không chịu khóa gas trong khi bếp thì vẫn mở. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ.

"Nhằm đảm bảo an toàn nhất, khi nấu xong chúng ta nên khóa gas để tránh tình trạng rò rỉ gas", anh Quân nhấn mạnh.
Trần Nguyên