Học thời Covid-19: Mạnh ai nấy chạy!

19/04/2020 06:00
Thùy Linh
(GDVN) - Với quyết tâm "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học", ngành giáo dục các địa phương và các nhà trường đang nỗ lực triển khai hiệu quả.

Đứng trước tình hình dịch bệnh Covid-19, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 lần thứ hai. 

Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ vào trước ngày 15/7, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 dự kiến diễn ra từ ngày 8 đến 11/8.

So với các năm học trước, các mốc thời gian này đều được điều chỉnh lùi lại một tháng rưỡi. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường vận dụng các hình thức hỗ trợ học tập từ xa cho học sinh trong thời gian các em nghỉ học.

Các quy định cụ thể về việc dạy học qua internet, trên truyền hình được ban hành, làm căn cứ cho các đơn vị triển khai.

Với mục tiêu giảm áp lực cho học sinh, đồng thời bảo đảm tiến độ, chất lượng của việc dạy học từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức rà soát, tinh giản nội dung chương trình giáo dục cho toàn bộ học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 12, đồng thời ban hành bộ đề thi tham khảo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020. 

Với quyết tâm "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học", ngành giáo dục các địa phương và các nhà trường đang nỗ lực bằng nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh học tập tại nhà hiệu quả, quyết tâm hoàn thành chương trình theo kế hoạch thời gian năm học và chuẩn bị tốt cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. 

Với quyết tâm "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học", ngành giáo dục các địa phương và các nhà trường đang nỗ lực triển khai hiệu quả. (Ảnh chụp màn hình)
Với quyết tâm "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học", ngành giáo dục các địa phương và các nhà trường đang nỗ lực triển khai hiệu quả. (Ảnh chụp màn hình)

Chia sẻ với phóng viên Giáo dục Việt Nam, thầy Lê Văn Dỵ- Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Quảng Xương 1, Thanh Hóa chia sẻ, nhà trường đóng trên địa bàn vùng quê nên có 80% học sinh là con em vùng nông thôn chính vì vậy khi trường triển khai dạy học trực tuyến để giảng dạy tuy nhiên chỉ 70% học sinh trong trường có thể tham gia, còn lại 30% học sinh không có thiết bị để tham gia học online.

Tuy nhiên, thầy Dỵ thông tin, 30% học sinh không theo học được online nhưng không đáng lo bởi theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa thì bắt đầu từ ngày 20/4 sắp tới Sở sẽ thực hiện dạy trên đài truyền hình Thanh Hóa. 

Công nhận kết quả dạy qua truyền hình, internet, Bộ cần sửa gấp Thông tư 58
Công nhận kết quả dạy qua truyền hình, internet, Bộ cần sửa gấp Thông tư 58

Chia sẻ thêm về hình thức dạy học trực tuyến của trường, thầy Dỵ cho biết dù ban đầu nhiều học sinh chưa quen với hình thức học này rồi chất lượng đường truyền của thầy cô và học trò tuy nhiên điều này đã được cải thiện ngay sau đó nên tiết học vẫn diễn ra tốt.  

Nói về quan điểm năm nay do tình hình dịch bệnh nên giao quyền xét tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cho các cơ sở giáo dục chứ không nên tổ chức thi thì thầy Dỵ cho rằng “không nên”. 

Thầy Dỵ lý giải, việc xét tốt nghiệp ảnh hưởng đến quyền lợi, sự bình đẳng của học sinh các khóa học vì khóa trước không được xét. 

Hơn nữa, hiện Bộ đã có kế hoạch bù thời gian năm học nên việc dạy – học không bị ảnh hưởng, vẫn thực hiện được chương trình. 

Đồng thời, “kỳ thi quốc gia cần được diễn ra vì thi hay không sẽ ảnh hưởng đến ý thức tổ chức dạy và học của các nhà trường, học sinh và quan trọng nhất là Luật Giáo dục không cho phép xét tốt nghiệp”, thầy Dỵ nhấn mạnh. 

Trong khi đó, thầy Nguyễn Thế Hưng – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho biết, trong những ngày nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh có thể học tập bằng nhiều hình thức. 

Đây là “thời điểm vàng” để công nhận hình thức học tập từ xaNội dung
Đây là “thời điểm vàng” để công nhận hình thức học tập từ xaNội dung

Thầy Hưng cho biết, nhà trường đã triển khai dạy học qua mạng internet cho tất cả học sinh thông qua phần mềm Sở hướng dẫn và thêm một số phần mềm hỗ trợ khác. 

Ngoài ra, các em còn có thể học tập tại nhà qua chương trình "Học trên truyền hình", phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. 

Dù việc học trực tuyến khó khăn đó là ban đầu chưa quen nên còn bỡ ngỡ và đôi khi gặp khó khăn về vấn đề kỹ thuật, đường truyền nhưng sau đó được cải thiện nhanh chóng, bằng sự cố gắng nỗ lực 100% học sinh tham gia học trực tuyến, nhà trường dạy cả 13 môn bằng hình thức học này. 

Đối với học sinh lớp 12, thầy Hưng cho biết, ngoài ôn tập ở truyền hình và học online theo thời khóa biểu, nếu học sinh nào cần hỗ trợ thêm về nội dung nào đó thì thầy cô sẽ hỗ trợ. 

Thầy Hưng cho biết: “Hiện nay theo hướng dẫn của Sở thì chúng tôi tiến hành kiểm tra và công nhận kết quả học tập hệ số 1 còn những bài hệ số 2 thì khi học sinh quay trở lại trường học, chúng tôi tổ chức kiểm tra thì mới công nhận”. 

Thùy Linh