Trường Marie Curie đã chọn xong sách giáo khoa lớp 1

19/05/2020 09:31
Thùy Linh
Chia sẻ với phóng viên Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội cho biết nhà trường đã “chốt” xong việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 vào ngày 18/5.

Từ năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 trên cả nước sẽ chính thức sử dụng sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 16/5, 42 địa phương đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 để sử dụng trong năm học tới.

Bộ sách giáo khoa mới mang tên “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” (Ảnh: nguồn Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

Bộ sách giáo khoa mới mang tên “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” (Ảnh: nguồn Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

Chia sẻ với phóng viên Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội cho biết nhà trường đã “chốt” xong việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 vào ngày 18/5.

Cụ thể, thầy Khang cho biết, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Hệ thống Giáo dục liên cấp Marie Curie quyết định lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, bắt đầu sử dụng từ năm học 2020-2021, như sau:

Sách TIẾNG VIỆT 1 của tác giả: Đỗ Việt Hùng (Tổng Chủ biên), Lê Phương Nga (Chủ biên), Thạch Thị Lan Anh, Lương Thị Hiền. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Sách TOÁN 1 của tác giả: Trần Diên Hiển (Chủ biển), Nguyễn Đình Khuê, Đào Thái Lai, Nguyễn Thuý Vân. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Sách ĐẠO ĐỨC 1 của t
ác giả: Lưu Thu Thuỷ (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Việt Hà, Ngô Vũ Thu Hằng, Nguyễn Thị Vân Hương, Trần Thị Tố Oanh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Sách TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1 của t
ác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Sách HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1 của t
ác giả: Bùi Ngọc Diệp và Phó Đức Hoà (đồng Chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

SáchTIẾNG ANH 1 (Explore Our World) của tác giả: Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Đỗ Thị Kim Thanh. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Sách ÂM NHẠC 1 của tác giả: Hoàng Long (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Trần Văn Minh, Nguyễn Thị Nga. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Sách MỸ THUẬT 1 của tác giả: Nguyễn Tuấn Cường và Nguyễn Thị Nhung (Đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Trần Thị Hương Ly, Hà Thị Quỳnh Nga, Phạm Văn Thuận, Nguyễn Thị Tuệ Thư. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Sách GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 của tác giả: Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Phạm Mai Vương. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Thầy Khang cũng cho biết thêm, ngày 16/5, trường Marie Curie mời Giáo sư Lê Phương Nga và Phó giáo sư Trần Diên Hiển đến tập huấn, trao đổi với các giáo viên khối 1 về bộ sách giáo khoa mới mang tên “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.

Đây là một trong 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua để các trường lựa chọn sử dụng, do chính hai chuyên gia làm chủ biên.

Ngày 16/5, trường Marie Curie, Hà Nội đã mời hai chủ biên sách Toán, Tiếng Việt 1 của bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đến để trao đổi, giải đáp những thắc mắc cho giáo viên để phục vụ công tác chuẩn bị thiết kế bài giảng của năm học tới. (Ảnh: Marie Curie)

Ngày 16/5, trường Marie Curie, Hà Nội đã mời hai chủ biên sách Toán, Tiếng Việt 1 của bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đến để trao đổi, giải đáp những thắc mắc cho giáo viên để phục vụ công tác chuẩn bị thiết kế bài giảng của năm học tới. (Ảnh: Marie Curie)

Từ năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 sẽ học sách giáo khoa mới do Hội đồng giáo dục của mỗi trường lựa chọn trong số những bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Sau quá trình tham khảo và nghiên cứu, trường Marie Curie đã lựa chọn bộ sách Toán, Tiếng Việt 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Nhà trường đã mời hai chủ biên sách Toán, Tiếng Việt 1 đến để trao đổi, giải đáp những thắc mắc cho giáo viên để phục vụ công tác chuẩn bị thiết kế bài giảng của năm học tới.

Tại đây, thầy Diên Hiển chỉ ra những điểm mới của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông, sự thay đổi về cấu trúc, nội dung. Ví dụ: những bài học lồng ghép hình ảnh vùng miền, dân tộc, giải toán có lời văn... được trình bày như thế nào.

“Bộ sách này tập trung phát triển năng lực cho học sinh. Tôi hy vọng, buổi trao đổi này sẽ giúp thầy cô MC có sự hình dung chung nhất về bộ sách. Những nội dung trong sách giáo khoa Toán 1 mới đã được chúng tôi lựa chọn sau quá trình nghiên cứu rất kỹ lưỡng, gần gũi với thực tế”, Phó giáo sư Diên Hiển nói.

Việc thiết kế chương trình sách giáo khoa là thách thức đối với những nhà làm sách. Đó là thành quả của quá trình nghiên cứu, chắt lọc từ kinh nghiệm giảng dạy, thử nghiệm lấy ý kiến từ giáo viên, học sinh - đối tượng chính sử dụng sách giáo khoa.

Giáo sư Lê Phương Nga rất tâm huyết với bộ sách Tiếng Việt về sự bình đẳng và dân chủ.

Cô quan niệm, khi viết sách, cần phải đặt tiêu chí dễ hóa, thú vị hóa lên hàng đầu. Cô cho rằng, sách giáo khoa cần đạt yêu cầu là đối tượng học sinh nào cũng hiểu được. Hơn nữa, bộ sách của cô nhắm tới việc xây dựng môi trường giáo dục giúp học sinh tự chủ học tập, tự do trong sáng tạo và chủ động giải quyết vấn đề.

Giải thích cấu trúc về phần âm, chữ và vần, cô Phương Nga cho biết, giáo viên cần giúp học sinh khám phá việc đọc âm mới, đọc từ ngữ ứng dụng, viết âm mới; không nên đóng khung sự khám phá của trẻ khi các con tạo ra tiếng mới.

Ngoài ra, cuốn Tiếng Việt mới còn lồng ghép những nội dung về giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Ví dụ như: lòng biết ơn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền con người (quyền được yêu thương, chăm sóc, quyền tự chủ, thể hiện cảm xúc…).

Cũng trong buổi tập huấn, các giáo viên khối 1 đã đặt cho hai chuyên gia nhiều câu hỏi về bộ sách giáo khoa mới. Các cô đều đánh giá cao nội dung, thiết kế của bộ sách.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường phải công bố kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 mới trước ngày 20/5/2020 thay vì đầu tháng 5/2020 theo quy định trước đó.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường học sau khi chọn sách giáo khoa phải cung cấp thông tin đến các Nhà xuất bản có sách giáo khoa đã lựa chọn trước ngày 20/5.

Việc này để phối hợp bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa và triển khai kế hoạch phát hành, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời sách giáo khoa trước năm học mới 2020-2021.

Thùy Linh