Hết 'mẹ Hổ', xuất hiện 'bố Sói' siêu hà khắc

11/11/2011 11:42
Sau cơn sốt “mẹ Hổ”, gần đây, người Trung Quốc lại choáng với người tự xưng là “bố Sói” có cách giáo dục vô cùng khắc nghiệt...
Tuy nhiên cách giáo dục này lại giúp ba con đỗ ĐH Bắc Kinh danh giá.

Nhiều tháng qua, các gia đình Trung Quốc liên tục bàn luận về người bố đặc biệt này. “Bố sói” là một thương nhân thành đạt người Hong Kong, tên Xiao Baiyou. Mới đây, “bố sói” còn cho xuất bản sách để phổ biến phương thức giáo dục đặc biệt của mình.

“Tôi dạy con không vô tình, không tàn nhẫn, mà chan chứa tình yêu thương”, “bố sói” lý giải. Và thành quả tuyệt vời từ cách thức giáo dục nghiêm khắc của người cha này là ba đứa con lớn Xiao Yao, Xiao Jun và Xiao Xiao đều đỗ vào trường ĐH Bắc Kinh danh giá với điểm số đáng nể.
"Bố sói" hạnh phúc bên bốn đứa con.
"Bố sói" hạnh phúc bên bốn đứa con.
Kinh nghiệm giáo dục của “bố sói” đang gây nên những dư luận trái chiều trong xã hội Trung Quốc. Người đồng tình ngưỡng mộ, người phản đối chê bai… Thậm chí các diễn đàn mạng còn lập ra nhiều topic có chủ đề về “bố sói” với sự tham gia của nhiều bậc phụ huynh.

Vậy đâu là bí quyết dạy dỗ, chăm sóc con cái của ông bố đặc biệt này?

Đánh con là một nét văn hóa?

Trong con mắt của bạn bè, bốn đứa trẻ nhà Xiao đều là những học sinh ưu tú. Nhưng bí quyết dạy con của “bố sói” lại khiến người khác kinh ngạc: “Chúng đều trưởng thành từ những trận đòn! Ngay từ khi lên 3 tuổi, các con đều phải thấm nhuần quy định của gia đình. Nếu bọn trẻ phạm lỗi, chúng sẽ tự hiểu rằng, bố sẽ đánh bao nhiêu roi, đánh nặng hay nhẹ, đánh bằng hình thức nào, thời gian nào và ở địa điểm nào…”, ông bố nghiêm khắc chia sẻ.
Với Xiao Baiyou, đánh con thể hiện một nét văn hóa đặc biệt.
Với Xiao Baiyou, đánh con thể hiện một nét văn hóa đặc biệt.
Hết 'mẹ Hổ' lại xuất hiện 'bố Sói' siêu hà khắc, Làm mẹ, bo soi day con, bo soi, Xiao Baiyou, lam me, nuoi day con, bao phu nu, me tay day con

Với Xiao Baiyou, đánh là “một nét uy nghiêm, một ký ức, một tuyên ngôn, tôn giáo và là một nét văn hóa”. Kể từ khi bọn trẻ học mẫu giáo, “bố sói” đã quyết định hạn chế quyền tự do cá nhân của chúng. Xiao lập ra một số quy định “bất di bất dịch” trong gia đình: làm xong bài tập mới được nghỉ ngơi; không hoàn thành sẽ phải chịu hình phạt đáng sợ - những trận đòn của “sói”.

Hằng ngày, sau giờ cơm tối, công việc đầu tiên của “bố sói” là kèm bọn trẻ đọc thuộc “Tam tự kinh”, “Đệ tử quy”, “Thanh luật khởi mộng”… Nếu không thuộc, chúng sẽ tự động nằm xuống chịu đòn. Xong xuôi đâu đó lại đọc, đọc tới mỏi miệng, cho đến khi thuộc làu mới được đi ngủ.

Với “bố sói”, trừng phạt là quyền lợi của cha mẹ và bị trừng phạt là hồng phúc của con cái.

“Con là dân, cha mẹ là chủ, đó chính là dân chủ”

Xiao luôn quan niệm, gia đình mình là một tổ chức dân chủ. Khái niệm “dân chủ” này hoàn toàn khác biệt với cách lý giải thông thường.

Theo “bố sói”, con là dân, cha mẹ là chủ. Trong gia đình, Xiao Baiyou tự tôn là hoàng đế, là ông trời, chỉ có ông mới được quyền đưa ra yêu cầu, bọn trẻ có trách nhiệm phục tùng và tuân thủ vô điều kiện. Bất luận ở nhà hay đi làm, “bố sói” đều vạch sẵn nhiệm vụ cho từng con, theo dõi từng bước thực hiện của chúng.

Người vợ chính là “trợ lý” đắc lực của Xiao Baiyou. Mỗi khi “bố sói” đi công tác, bà vợ lại gọi điện thông báo tình hình ở nhà và dạy dỗ bọn trẻ theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt từ xa của chồng.

Không xem ti vi, không tự do lên mạng


Những thói quen, sở thích hằng ngày của bọn trẻ cũng do “bố sói” kiểm soát. Không uống Coca Cola, không mở tủ lạnh tùy tiện, thậm chí không bật điều hòa giữa tiết trời mùa hè oi bức của Quảng Châu. Những quy định nghiêm khắc ấy khiến người ngoài chê trách là thiếu tình người, nhưng với “bố sói”, đó lại là quy định căn bản trong gia đình.

Hết 'mẹ Hổ' lại xuất hiện 'bố Sói' siêu hà khắc, Làm mẹ, bo soi day con, bo soi, Xiao Baiyou, lam me, nuoi day con, bao phu nu, me tay day con.
Nhiều người chỉ trích cách dạy dỗ của "bố sói" quá hà khắc và vô tình.
Nhiều người chỉ trích cách dạy dỗ của "bố sói" quá hà khắc và vô tình.
Theo ông, những “gia quy” được áp dụng ở nhà họ Xiao là độc nhất vô nhị, tuy cướp đi sự tự do của lũ trẻ, nhưng bù lại, chúng thu được những kiến thức phong phú trong học tập.

Còn với bọn trẻ, tuy cách thức giáo dục của “bố sói” giúp chúng hình thành những tư chất khác người, nhưng ký ức về tuổi thơ đều rất khô khan, nghèo nàn.

Cậu con trai Xiao Yao thẳng thắn chia sẻ: “Trong ký ức của cháu chỉ duy nhất một lần có cảm xúc rõ ràng. Có đôi lúc, cháu hy vọng khoảnh khắc như vậy sẽ lặp lại nhiều hơn trong những năm tháng tuổi thơ”.