THỜI BÁO HOÀN CẦU:Mỹ đến Châu Á, chỗ nào cũng gặp Trung Quốc

18/11/2011 07:34
Đông Bình (Theo Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Mỹ đang chuyển dịch mạnh mẽ trọng tâm chiến lược sang châu Á khiến Trung Quốc không hề thích thú.

Ngày 16/11, tờ "Thời báo New York" Mỹ có bài viết nói về sự trở lại châu Á của Mỹ, nội dung chủ yếu được tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc viện dẫn như sau:

Darwin là một thành phố xa xôi của Australia. Vai trò quan trọng của kế hoạch quân sự của Mỹ lần trước là trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó, MacArthur coi cảng biển này là căn cứ quân sự, có ý định chiếm lại Thái Bình Dương từ tay người Nhật Bản.

Hiện nay, Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thực hiện "3 bước đi" gồm thúc đẩy TPP ở Hội nghị APEC vừa qua, đến thăm Australia để chuẩn bị lập căn cứ quân sự mới, đồng thời lần đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
Hiện nay, Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thực hiện "3 bước đi" gồm thúc đẩy TPP ở Hội nghị APEC vừa qua, đến thăm Australia để chuẩn bị lập căn cứ quân sự mới, đồng thời lần đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

Vì vậy, trong thời điểm Mỹ tìm cách xây dựng quyền uy khu vực và ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, chuyến thăm Australia trong tuần của Barach Obama có ý nghĩa tượng trưng rất lớn, chuyến thăm này còn bao gồm tuyên bố Mỹ có kế hoạch lấy Darwin làm căn cứ quân sự mới ở châu Á.

Mỹ đang thực hiện một số hành động bước đầu, cố gắng chứng minh với các đồng minh châu Á của họ rằng, cùng với việc kết thúc chiến sự ở Iraq và Afghanistan, Washington dự định sẽ tiếp tục đóng vai trò là lực lượng quân sự và kinh tế chủ đạo ở khu vực này.

Căn cứ quân sự mới ở Australia sẽ giúp cho máy bay và tàu chiến của Mỹ tiếp cận gần hơn với hành lang thương mại biển Đông, một số nước nhỏ thỉnh cầu Washington tái can dự, hình thành thế cân bằng với Trung Quốc.

Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế của Đại học Quốc gia Singapore Hoàng Kình cho rằng: “Mỹ cần nói rõ với Trung Quốc, họ vẫn có sức mạnh áp đảo Trung Quốc, nếu thực sự xảy ra biến cố, người Mỹ vẫn có thể chiến thắng”.

Bắt đầu từ năm 2012, Mỹ sẽ đưa 250 binh sĩ thủy quân lục chiến tới căn cứ Darwin, miền bắc Australia. Trong vài năm tiếp theo, binh sĩ Hải quân Mỹ ở đây sẽ tăng lên đến 2.500 người
Bắt đầu từ năm 2012, Mỹ sẽ đưa 250 binh sĩ thủy quân lục chiến tới căn cứ Darwin, miền bắc Australia. Trong vài năm tiếp theo, binh sĩ Hải quân Mỹ ở đây sẽ tăng lên đến 2.500 người

Đối với Mỹ, áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng về địa-chính trị và kinh tế. Hiện nay, dư luận Mỹ kêu gọi trừng phạt Trung Quốc trong các vấn đề như tỷ giá hối đoái.

Trong trường hợp này, Obama muốn gây thể hiện lập trường cứng rắn gây sức ép với Trung Quốc. Còn đối với Lầu Năm Góc, Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, tạo một lý do mạnh mẽ để phản đối giảm bớt hải quân đóng ở châu Á.

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhiều nước trong khu vực, làm suy yếu vai trò ảnh hưởng kinh tế của Mỹ. Trung Quốc còn tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực rộng lớn hơn, đây là điều chưa từng có trong lịch sử hiện đại hóa của họ.

Quan chức Mỹ cho rằng, Mỹ tăng cường vai trò tại châu Á, không chỉ xuất phát từ lợi ích của Mỹ, mà còn yêu cầu bức thiết muốn Mỹ phát huy vai trò của các nước trong khu vực. Tuần này, Barack Obama tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã phản ánh sự chuyển hướng trên của Washington.

Mỹ ủng hộ Philippinese trong vấn đề biển Đông. Ngày 16/11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thăm và cam kết hậu thuẫn quân sự cho Philippinese
Mỹ ủng hộ Philippinese trong vấn đề biển Đông. Ngày 16/11, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thăm và cam kết hậu thuẫn quân sự cho Philippinese

Động thái này là một phần của chiến lược lớn, nhằm mục đích khôi phục lại chủ nghĩa đa phương. Trong những năm gần đây, Washington cho rằng, các tổ chức khu vực châu Á đã hạn chế quyền tự do đi lại của họ, trong khi đó, trước khi trỗi dậy trở thành siêu cường khu vực, Trung Quốc có thái độ hoan nghênh đối với vấn đề này.

Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc hầu như đã đổi vai trò cho nhau. Giáo sư Carlisle Thayer của Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, Mỹ đang “lấy chủ nghĩa đa phương đánh lại Trung Quốc”.

Lập trường cứng rắn hơn của Mỹ khiến cho nhiều người Trung Quốc khó có thể chấp nhận, họ tỏ ra phẫn nộ trước một loạt động thái gần đây của Mỹ ở châu Á. Có dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc có thể tiến hành điều chỉnh chính sách để đáp trả.

Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh tiếp tục thể hiện ý nguyện hợp tác hơn với các nước láng giềng.

Đông Bình (Theo Thời báo Hoàn Cầu)