5 Đại học đào tạo lĩnh vực giáo dục tốt nhất thế giới năm 2022

02/03/2022 06:43
Nhật Tân (Theo Times Higher Education)
GDVN- Đại học Stanford năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu thế giới về đào tạo lĩnh vực giáo dục, theo bảng xếp hạng Times Higher Education (THE).

Ở kỳ xếp hạng đại học thế giới năm 2022, Times Higher Education (THE) đánh giá các trường dựa vào hoạt động liên quan đến ngành giáo dục, đào tạo giáo viên và nghiên cứu học thuật.

Bảng xếp hạng gồm 597 đại học, tăng 60 trường so với kỳ năm ngoái. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Đại học Stanford dẫn đầu bảng xếp hạng về đào tạo lĩnh vực giáo dục.

Ở vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ 3 là ba đại học của Mỹ, 2 vị trí tiếp theo thuộc về các trường của Anh.

Top 5 đại học đào tạo về giáo dục như sau:

1) Đại học Stanford (Mỹ)

Đại học Stanford có một trong những cơ sở lớn nhất ở Mỹ và là một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới.

Nó được thành lập vào năm 1885 và mở cửa sáu năm sau đó như một tổ chức tư nhân đồng giáo dục và phi giáo phái. Đại học Stanford cách San Francisco chưa đầy một giờ lái xe về phía nam, bên cạnh Palo Alto, ở trung tâm Thung lũng Silicon của California.

Khuôn viên chính của trường rộng 8.180 mẫu, là nơi sinh hoạt của hầu hết tất cả các sinh viên đang theo học.

Đại học Stanford dẫn đầu về lĩnh vực đào tạo giáo dục. Ảnh: iStock.

Đại học Stanford dẫn đầu về lĩnh vực đào tạo giáo dục. Ảnh: iStock.

Trường có 700 tòa nhà chuyên ngành, 40 phòng ban nằm trong ba trường đại học và bốn trường chuyên nghiệp, 18 phòng thí nghiệm, trung tâm và viện độc lập.

Tính đến nay, Đại học Stanford có 21 giảng viên, cựu sinh đoạt giải Nobel.

Nhiều cựu sinh viên nổi tiếng liên kết với trường từ các lĩnh vực kinh doanh, chính trị, truyền thông, thể thao và công nghệ.

Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ, Herbert Hoover, là sinh viên khóa đầu tiên tại Stanford, ông nhận bằng địa chất vào năm 1895. Đại học Stanford cũng là một nơi đào tạo ra các thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ.

2) Đại học California, Berkeley (Mỹ)

Đại học California, Berkeley, là một trong những trường đại học công lập danh tiếng nhất ở Mỹ thiên về lĩnh vực nghiên cứu. Trường được thành lập năm 1868, là thành viên của hệ thống Đại học California.

Trường tọa lạc tại Khu vực vịnh San Francisco, nơi đây là ngôi nhà chung của khoảng 27.000 sinh viên đại học và 10.000 sinh viên sau đại học.

Các giảng viên của Berkeley đã giành được 19 giải Nobel, chủ yếu về vật lý, hóa học và kinh tế.

Những người đoạt giải gần đây nhất là Saul Perlmutter giải Nobel Vật lý năm 2011 vì đã dẫn đầu một nhóm khám phá ra sự giãn nở gia tốc của vũ trụ, cho thấy sự tồn tại của một dạng năng lượng tối chiếm 75% vũ trụ; và George Akerlof, ông đã chứng minh cách thị trường hoạt động sai khi người mua và người bán có quyền truy cập vào các thông tin khác nhau.

3) Đại học Harvard (Mỹ)

Đại học Harvard được thành lập năm 1636, là cơ sở giáo dục lâu đời nhất ở nước Mỹ, một trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới.

Đại học được đặt tên theo John Harvard, người trước khi mất đã tặng thư viện và một nửa tài sản của mình cho trường.

Đại học Harvard nằm trong khối trường tư thục danh tiếng – Ivy League. Nhóm trường đại học này có hơn 45 giảng viên, cựu sinh đoạt giải Nobel, hơn 30 nguyên thủ quốc gia, 48 người đoạt giải Pulitzer.

Các giảng viên đã được trao giải Nobel trong những năm gần đây gồm nhà hóa học Martin Karplus và nhà kinh tế học Alvin Roth, các cựu sinh viên được vinh danh bao gồm cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore, người đoạt giải Hòa bình năm 2007, và nhà thơ Seamus Heaney , từng là giáo sư tại Harvard từ năm 1981 đến năm 1997.

Đại học Harvard nằm ở Cambridge, Massachusetts, khuôn viên rộng 5.000 mẫu có 12 trường cấp bằng cùng với Viện Nghiên cứu Nâng cao Radcliffe, hai nhà hát và năm viện bảo tàng. Đây cũng là nơi có thư viện học thuật lớn nhất trên thế giới, với 20,4 triệu tập, 180.000 đầu sách, ước tính khoảng 400 triệu mục bản thảo, 10 triệu bức ảnh, 124 triệu trang web lưu trữ và 5,4 terabyte tài liệu lưu trữ và bản thảo kỹ thuật số sinh học.

Trường có hơn 400 tổ chức sinh viên, trường Y của Harvard có liên hệ với 10 bệnh viện.

4) Đại học Oxford (Anh)

Oxford là một trong những trường đại học lâu đời nhất trên thế giới. Mặc dù hiện chưa biết chính xác ngày nó được thành lập, nhưng có bằng chứng cho thấy việc giảng dạy đã diễn ra từ năm 1096.

Đại học Oxford bao gồm 44 trường đại học và hội trường, hơn 100 thư viện, khiến nó trở thành hệ thống thư viện lớn nhất ở Vương quốc Anh.

Một góc trong khuôn viên Oxford của Anh. Ảnh: iStock.

Một góc trong khuôn viên Oxford của Anh. Ảnh: iStock.

Hiện tại, Đại học Oxford có khoảng 22.000 sinh viên, hơn một nửa trong số đó là sinh viên chưa tốt nghiệp có hơn 40% là sinh viên từ 140 quốc gia theo học.

Oxford có một mạng lưới cựu sinh viên với hơn 250.000 thành viên, bao gồm hơn 120 người đoạt huy chương Olympic, 26 người đoạt giải Nobel, bảy nhà thơ đoạt giải và hơn 30 nhà lãnh đạo của các nước (Bill Clinton, Aung San Suu Kyi, Indira Gandhi và 26 Thủ tướng Vương quốc Anh, …).

Tính đến nay Đại học Oxford có 32 người đoạt giải Nobel trong đó: 11 người thuộc lĩnh vực hóa học, 5 người trong lĩnh vực vật lý và 16 người trong lĩnh vực y học. Các nhà tư tưởng và nhà khoa học nổi tiếng của Oxford bao gồm Tim Berners-Lee, Stephen Hawking và Richard Dawkins. Các diễn viên Hugh Grant và Rosamund Pike cũng đến Oxford, các nhà văn Oscar Wilde, Graham Greene, Vikram Seth và Philip Pullman.

5) Đại học Cambridge (Anh)

Đại học Cambridge được thành lập vào năm 1209. Với lịch sử hơn 800 hoạt động và phát triển Cambridge là đại học công lập và là một trong những trường đại học lâu đời nhất thế giới Được thành lập vào năm 1209, Đại học Cambridge là một tổ chức nghiên cứu công lập cấp trường.

Hiện nay, Đại học Cambridge có hơn 18.000 sinh viên đến từ mọi nền văn hóa và mọi nơi trên thế giới. Trong số đó có gần 4.000 du học sinh đến từ hơn 120 quốc gia khác nhau. Thêm vào đó Trường hè Quốc tế của đại học này cung cấp 150 khóa học cho sinh viên từ hơn 50 quốc gia.

Khuôn viên của trường nằm ở trung tâm của thành phố Cambridge, với nhiều tòa nhà đã được xếp hạng và nhiều trường đại học lâu đời hơn ở gần sông Cam.

Đại học Cambridge có hơn 100 thư viện, với tổng cộng hơn 15 triệu đầu sách. Chỉ riêng trong thư viện chính của Đại học Cambridge đã có tới tám triệu tài liệu. Trường cũng sở hữu 9 bảo tàng nghệ thuật, khoa học, văn hóa và 1 vườn thực vật mở cửa cho công chúng quanh năm.

Nhà xuất bản Đại học Cambridge là một tổ chức phi trường học, hoạt động như một doanh nghiệp xuất bản của trường, với hơn 50 văn phòng trên toàn thế giới, danh sách xuất bản của nó bao gồm 45.000 đầu sách bao gồm nghiên cứu học thuật, phát triển nghề nghiệp, tạp chí nghiên cứu, giáo dục và xuất bản kinh thánh.

Nhật Tân (Theo Times Higher Education)