Câu chuyện TS Khải và bộ Y tế qua lăng kính triết học

20/11/2011 06:48
Nguyễn Văn Thuật (ĐH Paris 10)
(GDVN) - "Những ngày qua có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp chữa bệnh CTM của TS Khải nhưng lại chưa có một kiểm chứng KH nào về phương pháp của TS"...
Đó là nhận định của độc giả Nguyễn Văn Thuật (hiện đang công tác ở ĐH Paris 10 - nước Pháp) tiếp tục gửi thư đến tòa soạn báo GDVN để bày tỏ quan điểm và có những đánh giá, tranh luận xung quanh vụ việc 'TS Khải xin đi tù nếu không dập được dịch tay chân miệng'.
TS. Khải hướng dẫn phác đồ điều trị cho nhân viên bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận
TS. Khải hướng dẫn phác đồ điều trị cho nhân viên bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận

Báo GDVN trân trọng gửi đến độc giả bài viết của độc giả Nguyễn Văn Thuật như là một khía cạnh, một cách nhìn, đánh giá khách quan trong câu chuyện của TS Khải và ngành Y tế...

Bộ Y tế nên đề nghị TS Khải lý giải phương pháp của ông ta.

Có không ít những quan điểm lý luận thiếu tính khoa học về việc này, thậm chí có quan điểm còn cho là bệnh CTM là tự khỏi, Anolyte không thể chữa bệnh hoặc ngăn ngừa được bệnh CTM,…Hoặc có ý kiến cho là là TS muốn đánh bóng tên tuổi và coi hành vi chưa bệnh CTM của ông là lang băm,...

Do vậy, để có một cái nhìn tổng quát khoa học về vấn đề này. Tôi xin vận dụng 2 khái niệm cơ bản là "lý luận và thực tiễn" để soi vào luồng dư luận đa chiều nhiều ngày qua về phương pháp chữa bệnh của TS Khải. Qua đây, cũng kiến nghị ngành y tế hợp tác với TS Khải.

Lý luận và thực tiễn là 2 vấn đề trụ cột trong nghiên cứu khoa học nói riêng vì nó bổ trợ cho nhau nên không tách rời nhau. Một mặt, chúng ta dùng lý luận để soi vào thực tiễn của "hiện tượng" và trên cơ sở đó, chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được thực tiễn của "hiện tượng" vận động theo hướng có lợi cho xã hội (cải tạo nó cho phù hợp với lợi ích chung). Mặt khác, thực tiễn của "hiện tượng" vận động sẽ làm cho lý luận của chúng ta được phong phú và hoàn chỉnh,... Vì vậy, lý luận và thực tiễn được ví như là 2 con mắt của con người.
Rất nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng đã có chuyển biến tích cực sau khi được TS Khải chữa bằng phương pháp của ông
Rất nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng đã có chuyển biến tích cực sau khi được TS Khải chữa bằng phương pháp của ông

Bản thân thực tiễn về mặt sinh học,thì con người nói chung mà hỏng 1 mắt trong 2 con mắt của mình thì chắc chẵn không chỉ tự đi lại sẽ khó khăn. Bản thân thực tế của nhà quản lý hay nhà khoa học nói riêng mà thiếu 1 trong 2 con mắt đó (lý luận và thực tiễn) thì không khác gì như một con người thiếu một "con ngươi" thì anh ta sẽ gặp khó khăn trong quản lý hoặc trong nghiên cứu !.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, chúng ta cần phải xác định xem là giải quyết vấn đề thực tiễn hay giải quyết vấn đề lý luận ngay để có hướng ưu tiên nếu chúng ta chưa thể giải quyết được cả 2 ngay cùng một thời điểm. Bệnh CTM hiện nay và phương  pháp chữa bệnh CTM của TS Khải và của ngành y là một ví dụ đang đòi hỏi yêu cầu này.

Trước lo lắng của quần chúng nhân dân về bệnh CTM đang có xu hướng lan rộng vì ngành y tế còn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Trước việc TS Khải tuyên bố về việc ông có thể ngăn chặn được căn bệnh này. Và thực tế, trong nhiều ngày qua, ông đã tiến hành điều trị hoặc hướng dẫn cho không ít bệnh nhân bị CTM điều trị.

Việc làm của ông đã mang lại kết quả rõ ràng và cho đến nay chưa có bệnh nhân nào được ông điều trị hoặc hướng dẫn sử dụng phản đối ông. Điều này có nghĩa là bệnh nhân bị CTM được ông điều trị và được ông hướng dẫn phương pháp điều trị là tích cực. Nhìn thẳng vào thực tiễn vấn đề này thì chúng ta không thể ngụy biện khác được điều hiển nhiên đó. Vì vậy, để có cơ sở lý luận khoa học toàn diện về vấn đề này, Bộ Y tế nên mời TS Khải lý giải về phương pháp của ông.

Bởi từ nhiều ngày qua, thông tin đa chiều về việc TS Khải chữa bệnh CTM bằng Anolyt đã làm tăng thêm sự "nóng" trên nhiều trang báo điện tử. Có quan điểm thì phân tích hành vi của TS trên quan điểm pháp lý, có quan điểm thì phân tích việc làm của ông trên quan điểm y khoa, có quan điểm thì phân tích hành vi của ông trên quan điểm hóa học,…Kết luận chung, có thể thấy ý kiến nhiều chiều về việc TS Khải chữa bệnh CTM ở 3 khía cạnh sau:

Thứ nhất, việc chữa bệnh của TS chưa được kiểm chứng KH. Vậy, vấn đề này đặt ra ở đây cho ngành y tế là tiến hành kiểm chứng phương pháp của ông. Và nếu tiến hành kiếm chứng mà không mời TS tham gia và đưa ra những nhận xét không khách quan và toàn diện thì sao?.. Bởi vì giải một bài toán của người khác mà không có sự tham gia hay lý giải của họ thì có thể sẽ tạo ra khó khăn trong nghiên cứu và gây tốn kém.

Thứ hai, việc làm của TS chưa phù hợp với pháp luật. Vấn đề đang đặt ra cho nền pháp lý nước ta là nếu luật pháp không linh động trong từng trường hợp cụ thể thì mọi công dân có quyền làm những việc hữu ích cho xã hội không ?...

Thứ ba, việc làm của TS Khải đã mang lại niềm vui cho nhiều bệnh nhân và gia đình họ. Vấn đề này, dư luận đang đặt ra câu hỏi là sao ngành y tế chưa cảm ơn và hợp tác với TS Khải?

Hướng nghiên cứu và áp dụng liên ngành khoa học là rất quan trọng trong việc điều trị dịch bệnh

Theo TS Khải, việc chữa bệnh của ông bằng Anolyt là vô hại. Ngược lại, biết vận dụng nó thì hoàn toàn có thể dập dịch CTM được và lại ít tốn kém (xét về mặt kinh tế, nếu đúng như TS Khải thì phương pháp của ông thể hiện được chi phí thấp, lợi ích cao). Vì bản chất cách thức điều trị của ông chỉ là muối và nước, chỉ có điều biết nó mà không biết quy trình sử dụng nó thì không thể thấy được hiểu quả của nó mà thôi. Như vậy là việc áp dụng Anolyt là một sản phẩm khoa học của ông cần được kiểm chứng KH với sự hợp tác của ông.

Với người dân nói chung, thì họ chỉ tin và mong muốn bệnh CTM đang lan rộng cần phải được dập dịch hiệu quả, và với người làm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng thì cũng vậy. Như vây, xét về bản chất là 2 chủ thể này đều có mục đích giống nhau. Vậy, tại sao việc TS Khải chữa bệnh CTM lại được phần lớn người dân đồng tình ? Và tại sạo lại bị một số người làm ngành y phản đối  hoặc cho là chưa được kiểm chứng khoa học?...

Với sự đau sót về 147 cái chết bị bệnh CTM. Cá nhân tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để các nhà khoa học nói chung, các nhà quản lý y tế và y bác sĩ nói riêng cùng nhau hợp tác để dập dịch sao cho không có những thống kê đau lòng về con số tử vong do bệnh CTM gia tăng thêm nữa.

Trước việc TS Khải công bố phương pháp chữa bệnh CTM và tiến hành điều trị bệnh CTM, với tư cách không phải là người làm trong ngành y mà lại có phương pháp như vậy, thì Bộ Y tế nên mời TS giải trình về phương pháp của ông.

Tiếp cận liên ngành KH trong việc NC và điều trị bệnh tật nói chung, bệnh CTM nói riêng luôn luôn là một đòi hỏi bất biến. Chí ít cũng là đỏi hỏi thích đáng trước dịch CTM hiện nay ở nước ta.

Nguyễn Văn Thuật (ĐH Paris 10)