LỊCH SỬ XUNG ĐỘT TRUNG ĐÔNG:

Tại sao Israel luôn xung đột với thế giới Ả Rập?(Kỳ 2)

27/11/2011 15:06
Sau thời kỳ khó khăn đó không lâu, chủ trương phục quốc Do Thái lại được người Do Thái âm thầm phát động.
Kỳ 2: Sự trở về của người Do Thái

Lúc này, những người Do Thái đang phiêu bạt ở khắp nới trên thế giới được gần 2.000 năm, một số đã đồng hoá với dân cư bản địa. Tuy vậy, phần đông các cộng đồng người Do Thái vẫn giữ được tín ngưỡng, văn hoá và tập tục riêng của mình. Một số người rất giỏi kinh doanh buôn bán đã lập những xí nghiệp và tập đoàn lớn ở các nơi trên thế giới nơi họ đang sinh sống.

Những người này dần dần tích luỹ được nhiều vốn liếng và của cải và luôn mâu thuẫn với giai cấp tư sản nơi đó. Chính vì vậy, tại các nước tư bản dấy lên các phong trào chống Do Thái, thậm chí tiến hành các chiến dịch giết hại dã man người Do Thái trên khắp thế giới.

Người Do Thái cầu nguyện
Người Do Thái cầu nguyện
Trước làn sóng chống Do Thái xảy ra liên tục thời kỳ đó, từ đầu thế kỷ XVII, người Do Thái đã có chủ trương trở về nơi tổ tiên của họ đã từng khởi nghiệp là vùng đất thánh Jerusalem xây dựng lại đất nước của riêng người Do Thái. Tuy nhiên, tư tưởng phục quốc của các cộng động người Do Thái trên khắp thế giới mới vừa được nhen nhóm hình thành nên ảnh hưởng vẫn còn chưa lớn và còn được ít người ủng hộ.

Đến giữa thế kỷ XIX, sau khi Sa Hoàng Nga tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn, châu Âu lại tiếp tục dấy lên phong trào bài Do Thái do giai cấp tư sản phát động đã làm tiêu tan hy họng dựa vào giai cấp tư sản của châu Âu để giành lại chính quyền từ tay người Ả Rập Palestine.

Sau thời kỳ khó khăn đó không lâu, chủ trương phục quốc Do Thái lại được người Do Thái âm thầm phát động. Kể từ đó xuất hiện cụm từ Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Sionism) lấy tên ngọn núi Sion ở Jerusalem để kêu gọi cộng đồng người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về vùng đất tổ tiên xây dựng một quốc gia độc lập. Người sáng lập Chủ nghĩa phục quốc Do Thái là Teodo Hec.

Năm 1896 ông viết cuốn cương lĩnh có tên “Nước Do Thái” tuyên truyền quan điểm tư tưởng là người Do Thái sinh sống trên khắp thế giới dù ở bất kỳ quốc gia nào đều cấu thành một dân tộc thống nhất và người Do Thái không thể hoà hợp đồng nhất với các dân tộc phi Do Thái. Để thoát khỏi nạn diệt chủng, người Do Thái phải thay đổi địa vị vô quyền bằng cách xây dựng một nhà nước Do Thái thống nhất.

Tháng 8/1897, Đại hội Chủ nghĩa phục quốc Do Thái  đầu tiên được tổ chức tại Basel -Thụy Sỹ. Đại hội này đã thông qua cương lĩnh Basel được các đại biểu  Do Thái nhất trí thông qua.

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản độc quyền đã hình thành tại các nước đế quốc lớn của thế giới, cuộc đấu tranh giành giật thuộc địa trở lên gay gắt chưa từng có. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ I, Đế quốc Oman của Thổ Nhĩ Kỳ bị tan rã hoàn toàn, Anh và Pháp thay thế vị thế thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông. Theo bản hiệp định năm 1961, Anh và Pháp phân chia lãnh thổ của Đế chế Oman.

Vùng đất Palestine rơi vào tay cai trị của người Anh. Tuy nhiên, cả Anh và Pháp đều muốn tranh giành nhau những quốc gia thuộc địa đang cai trị ở Trung Đông luôn luôn gay gắt. Lợi dùng tình hình ấy, giới lãnh đạo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái đề nghị với Đế quốc Anh (lúc đó đang mạnh nhất thế giới) rằng nếu người Do Thái xây dựng được một nhà nước ở Palestine thì đó sẽ là pháo đài bảo vệ châu Âu trước các thế lực của châu Á.

Lúc đó người Anh đang ở thế thượng phong so với người Pháp và người Nga ở Trung Đông đang rất muốn tìm thế lực thay thế để có thể khống chế chặt chẽ Trung Đông nên đã lợi dụng ngay lời đề nghị của giới lãnh đạo Do Thái thực hiện kế hoạch “xây lá chắn” bảo vệ châu Âu, khống chế kênh đào Suez, mở tộng phạm vi thế lực ở Trung Đông. Hai bên đã hợp tác với nhau từ từ đó.

Ngày 2/11/1917, Ngoại trưởng Anh lúc đó là Banpho đã viết thư cho giới lãnh đạo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái và nhà tài phiệt Do Thái có tên Loseto tuyên bố nước Anh ủng hộ việc thành lập tại Palestine một nhà nước của người Do Thái. Ngay sau tuyên bố ủng hộ, người Anh với vị thế có lợi đã ra sức giứp đỡ người Do Thái từ khắp nới trên thế giới trở về Jerusalem kiến tạo đất nước trên đất Palestine.

Năm 1917, tổng dân số của người Do Thái tại Palestine chỉ có 5 vạn người. Đến năm 1939 đã tăng lên 44,5 vạn. Những người Do Thái sau khi di cư về Palestine với sự giúp đỡ tài chính của các tập đoàn Do Thái giàu có đã cưỡng chế mua lại một số đất đai của người Ả Rập do người Anh hậu thuẫn ngầm. Khi đã giành được đất, người Do Thái không từ bất cứ thủ đoạn nào từ để có thể đuổi người Ả Rập Palestine ra khỏi quê hương mà họ đã sinh sống cả mấy nghìn năm.

Kỳ cuối: Người Palestine và Ả Rập kiên quyết chống người Do Thái