Độc giả hiến kế chỉ sau 3 tháng giải quyết được nạn ùn tắc

30/11/2011 14:13
Bùi Viên Sơn - Hà Nội
(GDVN) - Tôi xin được đưa ra mấy ý kiến được đóng góp với cơ quan chức năng để góp phần làm giảm tai nạn giao thông và hạn chế người vi phạm giao thông.

Trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng và rất nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đã đưa ra rất nhiều các giải pháp tháo gỡ cho vấn nạn ùn tắc, tai nạn giao thông ở hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tôi xin được đưa ra mấy ý kiến được đóng góp với cơ quan chức năng để góp phần làm giảm tai nạn giao thông và hạn chế người vi phạm giao thông.

Vị trí của Cảnh sát giao thông tác động hành vi vi phạm GT?

Thứ nhất đó là Vị trí của cảnh sát giao thông góp phần làm giảm người vi phạm giao thông. Khi một cảnh sát giao thông đứng ở vị trí ngã 3 và ngã tư khi có đèn đỏ thì nên đứng ở ngay vị trí dừng đèn đỏ và nếu chỗ đó có đoạn được rẽ phải khi đèn đỏ thì nên đứng luôn ở vị trí đó. Khi đó người tham gia giao thông sẽ không dám có ý định vi phạm khi đi từ xa. Và đến đó họ cũng sẽ không dám dừng cản trở người khác khi dừng vào phần đường được rẽ phải.

Nếu kiên trì áp dụng đồng bộ các giải pháp thì sau 3 tháng ý thức người tham gia giao thông sẽ có sự thay đổi dần dần và họ sẽ dừng đúng vị trí
Nếu kiên trì áp dụng đồng bộ các giải pháp thì sau 3 tháng ý thức người tham gia giao thông sẽ có sự thay đổi dần dần và họ sẽ dừng đúng vị trí

Hiện nay nhiều cảnh sát thường chọn cho mình vị trí cách xa đèn đỏ  hay là đứng ở vỉa hè và cách xa vị trí chân cột đèn giao thông chỉ với mục tiêu là bắt xe vi phạm giao thông. Khi đó chỉ mang tính chất là bắt mà tính giao dục chưa được đặt lên hàng đầu. Vì hành vi vi phạm đã xảy ra rồi. Điều quan trọng là không để hành vi đó xảy ra mà phai ngăn chặn từ trước. Nếu làm được như vậy tại các ngã 3, ngã tư và đoạn đường tàu đi thì tôi tin rằng sau 3 tháng ý thức người tham gia giao thông sẽ có sự thay đổi dần dần và họ sẽ dừng đúng vị trí.

Hiện nay việc có đoàn tàu đi qua là y rằng người tham gia giao thông bịt luôn cả hai đầu nên khi hết tàu thì chỗ đó luôn trong tình trạng bị tắc nghẽn một thời gian và tôi thấy rất ít cảnh sát làm nhiệm vụ tại vị trí này. Chỉ cần 2 cảnh sát tập trung vào những giờ tàu ngang qua là chúng ta có thể giải quyết được tình trạng này. Nếu người nào vi phạm lúc đó xử luôn tại chỗ và như vậy chúng ta đánh giá 3 tháng sau một thời gian những điểm này sẽ cải thiện và ý thức người tham gia giao thông cũng sẽ được nâng lên. Thời gian đầu chúng ta nên triển khai đồng loạt ở các vị trí đó và triển khai thật nghiêm khắc và đánh giá rút kinh nghiệm thì tôi tin tình trạng đó sẽ giảm. 

Về vấn đề phân làn giao thông cũng nên lấy ý kiến của chính những cảnh sát giao thông thường xuyên làm nhiệm vụ tại vị trí đó để đưa ra phương án tốt nhất.

"Mỗi ngày cho tôi một tin nhắn may mắn"

Về công tác tuyên truyền an toàn giao thông, chúng ta có thể thực hiện thêm biện pháp qua tin nhắn điện thoại di động. Hiện nay người dân dùng điện thoại di động là rất lớn nên mỗi sáng thức dậy nhà mạng có thể gửi một tin nhắn chúc bạn thượng lộ bình an và đi đúng làn đường hay chúc bạn một ngày tôt lành, chú ý đảm bảo ATGT... Mỗi một tin nhắn với lời nhắn nhủ trước khi ra đường cũng giúp cho người tham gia giao thông chú ý hơn khi tham gia giao thông mỗi ngày.

Phạt lao động công ích đối với người vi phạm giao thông.
Phạt lao động công ích đối với người vi phạm giao thông.

Thời điểm đó áp dụng trong khoảng 3 tháng và chúng ta cùng đánh giá. Có thể tin nhắn đó vào tầm 6h 30 tới 7h mỗi ngày hay buổi chiều từ 16h tới 18h. Việc đó nhà mạng hoàn toàn có thể làm được. Kinh phí thì chúng ta dùng từ quỹ tuyên truyền ATGT, cùng với mức chi phí thấp từ nhà mạng . Với tin nhắn đó ngắn gọn và luôn kèm theo lời chúc thì tôi tin mọi người sẽ không cảm thấy phản cảm khi nhận được tin nhắn mỗi ngày. Nội dung tin nhắn nên được thay đổi nhưng vẫn phải tuân thủ mục tiêu tuyên truyền ATGT.

Việc nữa là mọi người tham gia giao thông khi đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm và chúng ta hoàn toàn có thể dán chữ ATGT lên phía trước và sau của mũ bảo hiểm vừa mang tính tuyên truyền và mỗi khi cầm mũ lên đội mọi người đều đọc được chữ đó và cũng sẽ có hành vi chú ý hơn khi đi đường.  Nhà sản xuất mũ nên làm luôn việc này và hiện nay chúng ta có thể sản xuất hàng loạt logo tuyên truyền về ATGT để người dân dán lên.

Việc đó có thể thông qua từ chính các lớp học của học sinh và lớp mẫu giáo. Việc giảng cho các em về ATGT là cần thiết và khi về nhà các cháu sẽ nói với bố mẹ thì khi đi đường các cháu cũng sẽ có tiềng nói với phụ huynh.

Hiện nay việc tuyên truyền của chúng ta bằng hình ảnh thực tế tắc đường chưa chú ý lắm. Việc giải giải tình huống xử lý khi tham gia giao thông ở các trường học là cần thiết với băng hình ghi lại như vậy thì giáo viên sẽ hỏi các em nên làm như thế nào và chỉ ra cách đi đúng. Như đoạn có tàu đi qua thì người tham gia giao thông thường chặn cả hai đầu nên gây ra tắc đường. Hình ảnh đó có ý nghĩa tuyên truyền rất tốt để cho mọi ngưòi làm thay đổi nhận thức.

Phạt lao động công ích đối với người vi phạm.

Về việc xử phạt ngừơi vi phạm giao thông, chúng ta nên áp dụng thêm biện pháp phạt lao động công ích bằng chính việc tham gia điều phối giao thông. Chính những người đua xe, vi phạm giao thông có thể phạt lao động công ích băng tham gia phân làn giao thông một khoảng thời gian nhất định ngoài giờ làm việc.

Quản lý bằng cách giữ bằng lái và hẹn khi đó phải có tờ giấy chấm công người vi phạm do chính cảnh sát đó tại vị trí mà họ vi pham có thể một tiếng mỗi ngày và có thể một ngày đến một tuần tuỳ vào mức độ vi phạm. Việc đó có thể thay luôn khoản nộp phạt và người vi phạm sẽ phải đứng đường để tham gia phân làn giao thông và hướng dẫn giao thông. Nếu anh không tham gia lao động công ích thì phải nộp phạt một mức cao hơn. Khi đó họ phải đội một mũ có chữ ATGT và cầm cờ có chữ ATGT để mọi người đi đường đều biết anh đó vi phạm giao thông chứ không phải là thanh niên xung kích tham gia phân làn giao thông. Tôi cũng tán thành việc tịch thu phương tiện đua xe và bán đấu giá là cần thiết.

Hiện nay chúng ta luôn có tình trạng bịt đường nhau, lấn làn đường  khi tham gia giao thông chính điều đó gây nên tình trạng tắc nghẽn làm tắc đường kéo dài. Lưu thông bị chậm lại nhiều hơn.

Với những giải pháp trên hoàn toàn chúng ta có thể áp dụng được ngay trong thời gian gần và tính hiệu quả cũng rất cao. Còn vấn đề làm đường, mở rộng đường và quy hoạch cần một thời gian  và kinh phí. Trước mắt nếu triển khai đồng loạt được 3 giải pháp trên thì tôi tin rằng ý thức người tham gia giao thông sẽ cải thiện đáng kể.

Bùi Viên Sơn - Hà Nội