Mỹ-Ấn-Nhật đối thoại chiến lược vào 19/12

06/12/2011 07:02
Nguyễn Hường (theo Thời báo Hoàn cầu)
(GDVN) - Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tổ chức đối thoại chiến lược vào ngày 19/12 nhằm thắt chặt quan hệ 3 bên và đảm bảo lợi ích tại khu vực châu Á-TBD.
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn nguồn tin từ tờ Hindustan Times (Ấn Độ) hôm 6/12 đưa tin cho biết, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tổ chức đối thoại chiến lược vào ngày 19/12 tới trong đó sẽ tập trung thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải và không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Đông Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tờ Hindustan Times dẫn nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết thêm, các quan chức hàng đầu về vấn đề giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như về vấn đề Đông Á của New Delhi sẽ gặp gỡ và thảo luận với các chuyên gia tương tự của Washington và Tokyo.
Nhật Bản và Ấn Độ đang tăng cường quan hệ song phương
Nhật Bản và Ấn Độ đang tăng cường quan hệ song phương
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời Jin Canrong, một nhà nghiên cứu người Mỹ tại Đại học Renmin của Trung Quốc cho biết: mục đích chính của cuộc đối thoại 3 bên lần này giữa Washington-New Delhi-Tokyo là nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ liên minh giữa 3 bên và để đảm bảo lợi ích của liên minh này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả việc duy trì tự do hàng hải.

Tuy nhiên, các cuộc đối thoại sẽ không đạt được bất kỳ tiến bộ đáng kể nào - Thời báo Hoàn cầu dẫn lời nhà nghiên cứu Jin cho biết.

Cũng theo tờ báo trên của Trung Quốc, "sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc" là bối cảnh chính dẫn tới cuộc gặp gỡ của liên minh trên và nhấn mạnh rằng, đối thoại là nơi cả 3 bên Mỹ-Ấn Độ-Nhật Bản sẽ thảo luận về môi trường chiến lược trong khu vực và động thái của Trung Quốc trong khu vực mà Ấn Độ.

Trước đó, các chuyên gia phân tích quốc phòng dự đoán Bắc Kinh rất có thể phản đối cuộc đối thoại này như 2 năm trước.

Tuy nhiên, theo nghà nghiên cứu Jin, Trung Quốc có thể tiếp tục quan tâm tới vấn đề này nhưng không cần thiết phải phản ứng thái quá vì cuộc đối thoại lần này quan tâm đến môi trường chiến lược khu vực và động thái của Trung Quốc, chứ không phải đặt ra kế hoạch cụ thể chống lại Trung Quốc.
Nguyễn Hường (theo Thời báo Hoàn cầu)