ĐH Công nghệ Đông Á: Học ngành Quản trị khách sạn, SV có thể tự tin khởi nghiệp

19/07/2025 06:45
Mạnh Đoàn

GDVN -Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn hoàn toàn có thể tự tin khởi nghiệp trong lĩnh vực khách sạn – lưu trú – ẩm thực, đặc biệt ở quy mô vừa và nhỏ...

Quý I/2025, Thành phố Hà Nội ước đón 7,3 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 29.930 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Tương tự, năm nay nhiều tỉnh thành phố khác cũng tăng mạnh lượng du khách trong và ngoài nước. Lượng du khách tăng, đồng nghĩa nhu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn cũng tăng theo.

Trong một khách sạn, có nhiều bộ phận như bar, bếp, buồng phòng, lễ tân...và người "chỉ huy trưởng" các bộ phận đó không thể không nhắc đến là người quản lý. Họ có trách nhiệm điều hành các bộ phận hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả, tiết kiệm.

Một nhà quản trị khách sạn đòi hỏi nhiều kỹ năng về quản lý và giao tiếp. Những kỹ năng này được đào tạo bài bản, chuyên sâu qua trường lớp.

Để tìm hiểu về công tác đào tạo ngành Quản trị khách sạn, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đức Thắng - Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghệ Đông Á.

Hoạt động du lịch - khách sạn tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thắng - Trưởng khoa Du lịch, ngành Quản trị Khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á được xây dựng và phát triển dựa trên nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của xã hội, trong bối cảnh ngành du lịch – khách sạn tại Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ và bước vào giai đoạn tăng trưởng bền vững sau đại dịch Covid-19.

Sự phát triển của các khách sạn từ 3 đến 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, cũng như các mô hình lưu trú mới như homestay, boutique hotel, resort sinh thái… đã kéo theo nhu cầu lớn về nguồn nhân lực quản lý khách sạn có chuyên môn và kỹ năng chuyên nghiệp.

Nhận thấy tiềm năng này, Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã từng bước đầu tư và phát triển ngành Quản trị Khách sạn theo hướng hiện đại, thực tiễn và hội nhập. Ngành học được xây dựng với chương trình đào tạo cập nhật, tham chiếu theo các chuẩn quốc tế như VTOS (Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam), ASEAN MRA (Hiệp định thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ du lịch trong ASEAN) và định hướng kiểm định chất lượng theo AUN-QA trong khu vực.

Trong quá trình đào tạo, nhà trường chú trọng phát triển năng lực thực hành, kỹ năng nghiệp vụ khách sạn và kiến thức quản trị hiện đại cho sinh viên. Sinh viên không chỉ học lý thuyết tại giảng đường mà còn được tham gia thực tập tại các khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng lớn để cọ xát thực tế. Đồng thời, chương trình giảng dạy cũng tích hợp các nội dung mới như ứng dụng công nghệ số trong vận hành khách sạn, marketing khách sạn, chăm sóc khách hàng và quản lý dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế.

Với định hướng phát triển gắn liền thực tiễn, ngành Quản trị Khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên phát triển toàn diện và sẵn sàng gia nhập thị trường lao động với tâm thế vững vàng, chuyên nghiệp. Đây là một trong những ngành học có tiềm năng phát triển cao trong bối cảnh hội nhập và mở cửa của ngành du lịch – khách sạn hiện nay.

Thí sinh học ngành Quản trị khách sạn cần có năng lực sao?

Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghệ Đông Á cho hay, ngành Quản trị Khách sạn là một lĩnh vực mang tính dịch vụ cao, đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn cần sở hữu những kỹ năng và phẩm chất đặc thù. Qua đó, họ có thể làm việc hiệu quả trong môi trường chuyên nghiệp, đa văn hóa và luôn đặt khách hàng làm trung tâm.

Để học tốt ngành này, thí sinh cần có những yếu tố năng lực sau: Kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ, trong đó tiếng Anh là ưu tiên hàng đầu. Đây là yếu tố quan trọng giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận tài liệu chuyên ngành, giao tiếp với khách quốc tế và làm việc trong các khách sạn có yếu tố nước ngoài.

Tác phong chuyên nghiệp, sự năng động, linh hoạt, tinh thần cầu tiến và trách nhiệm cao là những phẩm chất không thể thiếu. Vì ngành khách sạn là ngành dịch vụ, nên thái độ phục vụ, sự tỉ mỉ và khả năng ứng xử trong mọi tình huống sẽ quyết định chất lượng công việc.

tuyen-sinh-nganh-quan-tri-khach-san-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-a-1.jpg
Khi học tập tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á, sinh viên sẽ được rèn luyện sự năng động, nhiệt huyết, tự tin và sáng tạo.

Khả năng làm việc nhóm, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và đồng nghiệp là yêu cầu cơ bản, bởi môi trường khách sạn là môi trường vận hành theo hệ thống, đòi hỏi tính kỷ luật và sự phối hợp chặt chẽ.

Khả năng chịu áp lực tốt, đặc biệt trong các mùa cao điểm, khi khối lượng công việc lớn và yêu cầu chất lượng dịch vụ cao. Tinh thần bền bỉ và linh hoạt sẽ giúp người học thích nghi và phát triển trong ngành.

Ngành Quản trị Khách sạn không chỉ dành cho những ai yêu thích lĩnh vực dịch vụ – du lịch, mà còn phù hợp với những bạn trẻ có kỹ năng mềm tốt, có tinh thần học hỏi, yêu thích giao tiếp, làm việc trong môi trường quốc tế và hướng đến sự chuyên nghiệp. Nếu sở hữu những năng lực này, thí sinh hoàn toàn có thể phát triển bền vững trong ngành đầy tiềm năng này.

Cách thức xét tuyển

Ngành Quản trị Khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) hiện đang thu hút nhiều thí sinh nhờ chương trình đào tạo thực tiễn và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Dưới đây là thông tin tổng quan về tiêu chí xét tuyển, chỉ tiêu và điểm chuẩn của ngành này trong những năm gần đây.

Nhà trường áp dụng nhiều phương thức xét tuyển linh hoạt, bao gồm:

1. Xét tuyển học bạ THPT: Dựa trên tổng điểm trung bình của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển.

2. Xét điểm thi tốt nghiệp THPT: Dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

3. Xét tuyển kết hợp: Kết hợp giữa điểm thi THPT và học bạ.

4. Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy: Dành cho thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực của các đại học quốc gia hoặc kỳ thi đánh giá tư duy.

Các tổ hợp môn xét tuyển phổ biến cho ngành Quản trị Khách sạn bao gồm:

C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí

C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học

C03: Toán, Ngữ văn, Lịch Sử

C04: Toán, Ngữ văn, Địa lí

C14: Toán, Ngữ văn, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật

C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật

D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh

D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh

D04: Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung

D06: Toán, Ngữ văn, Tiếng Nhật

D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh

D83: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Trung

Năm 2025, EAUT dự kiến tuyển sinh hơn 5000 sinh viên cho 21 ngành đào tạo khác nhau bao gồm ngành Quản trị khách sạn.

Dưới đây là điểm chuẩn ngành Quản trị Khách sạn tại EAUT trong các năm gần đây

Năm
2021
2022
2023
2024
Xét điểm thi THPT
16,5
16
16
17
Xét học bạ THPT
18
18
18
18

Quản lý các bộ phận

Thông tin về chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn, PGS.TS Nguyễn Đức Thắng cho biết, trong mô hình hoạt động của một khách sạn, các bộ phận như lễ tân, buồng phòng, bếp – nhà hàng – bar, nhân sự, tài chính, marketing… vận hành theo cơ chế phối hợp nhịp nhàng để tạo nên chất lượng dịch vụ tổng thể. Chính vì vậy, sinh viên ngành Quản trị Khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á được đào tạo một cách bài bản và toàn diện để có thể hiểu, điều hành và quản lý hiệu quả từng bộ phận trong hệ thống khách sạn.

Chương trình học trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành trong các mảng cốt lõi.

Đơn cử, vai trò quản lý bộ phận Lễ tân (Front Office): Sinh viên học cách tổ chức đón tiếp, check-in/check-out, đặt phòng, xử lý yêu cầu và chăm sóc khách hàng.

tuyen-sinh-nganh-quan-tri-khach-san-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-a-3.jpg
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Đông Á sẽ được đào tạo nhiều kỹ năng, trong đó không thể thiếu là kỹ năng quản trị các bộ phận của khách sạn.

Quản lý Buồng phòng (Housekeeping): Tìm hiểu quy trình làm sạch, bảo trì phòng, bố trí nhân sự và kiểm soát chất lượng dịch vụ buồng.

Quản lý Nhà hàng – Bếp – Bar: Sinh viên được tiếp cận kiến thức về dịch vụ ẩm thực, quy trình phục vụ, kỹ năng cơ bản trong bếp, pha chế, quản lý suất ăn, thực đơn và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Quản trị nội bộ: bao gồm quản lý nhân sự, lập kế hoạch tài chính, xây dựng ngân sách, định giá dịch vụ và chiến lược marketing khách sạn.

Đặc biệt, sinh viên sẽ được học thông qua các học phần chuyên môn kết hợp với thực hành tại phòng thực nghiệm khách sạn mô phỏng ngay trong trường – nơi mô phỏng gần như đầy đủ các chức năng của một khách sạn thực tế. Thêm vào đó, sinh viên được thực hành giải quyết tình huống, xử lý các ca làm việc, điều phối hoạt động giữa các bộ phận, giúp hình thành tư duy điều hành – giám sát và quản lý tổng thể.

Thông qua việc học lý thuyết đi kèm thực hành và trải nghiệm thực tế tại các khách sạn, resort trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ phát triển kỹ năng tổ chức, xử lý tình huống linh hoạt, giao tiếp chuyên nghiệp và đặc biệt là năng lực điều phối – giám sát – đánh giá hiệu quả vận hành từng bộ phận. Đây chính là nền tảng quan trọng để sinh viên có thể trở thành những quản lý khách sạn chuyên nghiệp trong tương lai.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

PGS.TS Nguyễn Đức Thắng nhận định, trong lĩnh vực quản trị khách sạn – dịch vụ, giao tiếp chính là năng lực cốt lõi quyết định sự thành công của người làm nghề, đặc biệt đối với vị trí quản lý khách sạn – người vừa là cầu nối với khách hàng, vừa là người điều hành và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên. Nhận thức được điều đó, Trường Đại học Công nghệ Đông Á chú trọng trang bị cho sinh viên ngành Quản trị Khách sạn cả về kỹ năng giao tiếp trong môi trường chuyên nghiệp lẫn năng lực ngoại ngữ để sẵn sàng làm việc trong môi trường quốc tế.

Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua các học phần và hoạt động cụ thể.

Đơn cử, các môn học chuyên biệt như Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Tâm lý khách hàng, giúp sinh viên hiểu được hành vi, nhu cầu và cách ứng xử phù hợp với từng đối tượng khách.

Các tình huống thực hành (role-play): xử lý xung đột, giải quyết phàn nàn của khách, tổ chức giao tiếp nội bộ hiệu quả, thuyết trình sản phẩm, lập kế hoạch làm việc nhóm…

Thực hành giao tiếp đa dạng ngữ cảnh: từ lễ tân, nhà hàng, buồng phòng đến phối hợp giữa các bộ phận nội bộ – rèn luyện sự linh hoạt, chuyên nghiệp trong từng tình huống.

Về tiếng Anh chuyên ngành, đây là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Sinh viên sẽ được học tiếng Anh theo hướng thực hành, với nội dung bám sát thực tế ngành nghề như:

Giao tiếp lễ tân, phục vụ bàn, đặt phòng, hướng dẫn khách…

Viết email, hợp đồng dịch vụ, hóa đơn, thuyết trình sản phẩm, trả lời yêu cầu – khiếu nại của khách hàng quốc tế.

Làm việc trong môi trường đa văn hóa, sử dụng tiếng Anh để tương tác hiệu quả với khách, đối tác và đồng nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, hoạt động giao lưu quốc tế và các cuộc thi học thuật để nâng cao khả năng phản xạ ngôn ngữ và sử dụng tiếng Anh chuyên nghiệp trong thực tế.

Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á sẽ được đào tạo bài bản kỹ năng giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành. Qua đó, giúp các em không chỉ tự tin phục vụ khách hàng trong nước mà còn sẵn sàng hội nhập, và phát triển sự nghiệp trong môi trường khách sạn quốc tế.

Sinh viên được thực tập trong 2 giai đoạn

PGS.TS Nguyễn Đức Thắng cho hay, thực tập là giai đoạn rất quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Quản trị Khách sạn, giúp sinh viên chuyển hóa kiến thức lý thuyết thành kỹ năng thực tế và tiếp cận trực tiếp với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á, quá trình thực tập của sinh viên được tổ chức theo 2 giai đoạn chính.

Tại học kỳ 3–4: Sinh viên tham gia kiến tập, trải nghiệm thực tế tổng quan ngành, làm quen với môi trường khách sạn, các vị trí công việc và quy trình vận hành chung. Giai đoạn này giúp các em định hình rõ hướng phát triển nghề nghiệp.

Học kỳ 7–8: Sinh viên bước vào giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Đây là thời điểm các em được trực tiếp tham gia vào công việc tại khách sạn 3–5 sao, resort, nhà hàng cao cấp hoặc chuỗi doanh nghiệp lưu trú trong nước và quốc tế – là đối tác hợp tác với nhà trường. Quá trình này kéo dài từ 3–6 tháng tùy theo quy định học phần và nơi tiếp nhận.

Trong thời gian thực tập, sinh viên được rèn luyện những kỹ năng cốt lõi.

Kỹ năng thực hành nghiệp vụ theo ca: Bao gồm các vị trí như lễ tân, phục vụ bàn, buồng phòng, hỗ trợ bếp – bar, theo đúng quy trình và tiêu chuẩn dịch vụ của cơ sở lưu trú. Việc thực hành trực tiếp giúp sinh viên hiểu sâu vai trò từng bộ phận và khả năng điều phối trong vận hành khách sạn.

tuyen-sinh-nganh-quan-tri-khach-san-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-a-2.jpg
Sinh viên được thực hành kỹ năng nghiệp vụ theo ca tại buồng phòng.

Kỹ năng mềm: Sinh viên cần rèn khả năng xử lý tình huống linh hoạt, phản ứng nhanh trước yêu cầu hoặc khiếu nại của khách, đồng thời làm việc dưới áp lực trong môi trường dịch vụ chuyên nghiệp, đặc biệt vào thời gian cao điểm.

Tác phong và thái độ phục vụ: Đây là yếu tố không thể thiếu. Sinh viên cần thể hiện sự chỉn chu, đúng giờ, lịch thiệp, có tinh thần phục vụ và ứng xử chuyên nghiệp – vì trong ngành khách sạn, thái độ là yếu tố tạo nên chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực tập, sinh viên còn được giảng viên hướng dẫn và mentor doanh nghiệp hỗ trợ, giúp đánh giá năng lực, điều chỉnh tác phong và tư vấn phát triển nghề nghiệp phù hợp.

Thực tập là giai đoạn then chốt để sinh viên ngành Quản trị Khách sạn kiểm chứng năng lực, rèn luyện kỹ năng thực tế và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Với sự hỗ trợ của nhà trường và doanh nghiệp, sinh viên có thể tận dụng tối đa cơ hội này để sẵn sàng bước vào thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Làm việc tại khách sạn quốc tế, sinh viên mới ra trường có thể nhận 10-15 triệu đồng/tháng

PGS.TS Nguyễn Đức Thắng thông tin, ngành Quản trị Khách sạn hiện đang là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định, đặc biệt trong bối cảnh du lịch Việt Nam và khu vực đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Sinh viên tốt nghiệp ngành này tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn ngay sau khi ra trường.

Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng, homestay, chuỗi lưu trú cao cấp; Công ty du lịch, công ty tổ chức sự kiện; Nhà hàng, bar, dịch vụ F&B chuyên nghiệp.

Các vị trí khởi đầu phổ biến khi sinh viên tốt nghiệp bao gồm: Nhân viên lễ tân, phục vụ, buồng phòng, chăm sóc khách hàng; Sales khách sạn, điều hành đặt phòng, điều hành tour; Trợ lý giám sát, hỗ trợ quản lý các bộ phận vận hành

Sau 1–3 năm làm việc, với tinh thần cầu tiến và năng lực tốt, sinh viên có thể thăng tiến lên các vị trí: Tổ trưởng bộ phận, Trợ lý quản lý, Quản lý bộ phận (Front Office, Housekeeping, F&B...), Quản lý khách sạn, điều hành chuỗi cơ sở lưu trú hoặc khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch – lưu trú.

Mức lương sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị khách sạn mới ra trường có trình độ khá giỏi thường nhận mức lương từ 7–10 triệu đồng/tháng

Nếu làm tại khách sạn quốc tế, có khả năng ngoại ngữ tốt, mức lương có thể đạt 10–15 triệu đồng/tháng ngay từ năm đầu tiên đi làm.

Sau 3–5 năm, khi đã lên các vị trí quản lý cấp trung, mức thu nhập có thể dao động từ 15–30 triệu đồng/tháng, tùy theo loại hình khách sạn, năng lực và kinh nghiệm cá nhân

Ngành Quản trị Khách sạn không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng và rộng mở, mà còn mang lại mức thu nhập hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Với sự chuẩn bị tốt từ kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và thái độ nghề nghiệp, sinh viên có thể phát triển sự nghiệp vững chắc trong môi trường khách sạn – dịch vụ chuyên nghiệp và quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp có thể tự tin khởi nghiệp

Chia sẻ về cơ hội khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị khách sạn, PGS.TS Nguyễn Đức Thắng cho biết, với nền tảng kiến thức và kỹ năng được trang bị trong quá trình học tập tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á, sinh viên ngành Quản trị Khách sạn hoàn toàn có thể tự tin khởi nghiệp trong lĩnh vực khách sạn – lưu trú – ẩm thực, đặc biệt ở quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế sau khi tốt nghiệp.

Trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên được học các học phần chuyên sâu như: Quản trị kinh doanh khách sạn: giúp hiểu rõ mô hình vận hành, tổ chức và quản lý từng bộ phận trong khách sạn, từ lễ tân, buồng phòng đến F&B;

Marketing du lịch và xây dựng thương hiệu: giúp sinh viên nắm bắt xu hướng tiếp thị số, định vị thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ trong môi trường cạnh tranh;

Quản trị nguồn nhân lực khách sạn: trang bị kỹ năng tổ chức, phân công công việc, quản lý đội ngũ hiệu quả trong môi trường dịch vụ;

tuyen-sinh-nganh-quan-tri-khach-san-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-a-4.jpg
Sinh viên ngành Quản trị khách sạn tự tin tham gia các sự kiện của nhà trường tổ chức.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng và giao tiếp chuyên nghiệp: giúp xây dựng uy tín, giữ chân khách hàng và phát triển dịch vụ bền vững;

Với nền tảng đó, sinh viên có thể bắt đầu từ những mô hình khởi nghiệp quy mô nhỏ như: Mở homestay, hostel, farmstay, quán cà phê kết hợp lưu trú – phù hợp tại các địa phương có tiềm năng du lịch nhưng chưa khai thác nhiều;

Kinh doanh nhà hàng gia đình, dịch vụ ẩm thực theo hướng chuyên biệt như món chay, đồ ăn Halal, thực phẩm organic – đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại;

Phối hợp khởi nghiệp nhóm cùng bạn học, hoặc từ các dự án đã triển khai trong quá trình học tại trường (dưới hình thức đề án thực tập, dự án khởi nghiệp sinh viên).

Thực tế cho thấy, nhiều cựu sinh viên của nhà trường đã thành công với các mô hình kinh doanh địa phương, thậm chí trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ trong ngành du lịch – khách sạn – dịch vụ sau vài năm tốt nghiệp. Điều quan trọng là các em cần bắt đầu từ thực tế, hiểu thị trường, tận dụng mạng lưới khách hàng, rèn tư duy quản lý và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Với sự chuẩn bị tốt từ chương trình đào tạo cùng tinh thần cầu tiến, sáng tạo và trách nhiệm, sinh viên ngành Quản trị Khách sạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp và làm chủ mô hình kinh doanh của riêng mình. Qua đó, đóng góp tích cực cho cộng đồng và phát triển bản thân theo hướng độc lập, bền vững.

Mạnh Đoàn