Ngân sách giáo dục không thể “bên trọng, bên khinh”

09/12/2011 06:00
Xuân Trung
(GDVN) - Cần  đổi mới thế nào về ngân sách giáo dục từ chính sách đến thực thi chính sách. Những năm gần đây, Chính phủ đã chi trên 20% NSNN cho giáo dục.
Những con số nỗ lực của Nhà nước được thể hiện cho giáo dục cụ thể như thế nào, độ lớn của 20% Ngân sách nhà nước cho giáo dục so với nhu cầu của ngành giáo dục đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại hay chưa.

Một khía cạnh khác, cần xác định ngân sách  giáo dục (NSGD) theo đơn vị là ngân sách nhà nước (NSNN) hay GDP và còn nhiều yếu tố khác liên quan tới NSGD được các cán bộ, giáo viên, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục bàn thảo trong thời gian qua.

Ngân sách giáo dục không thể “bên trọng, bên khinh”

Theo GS. TS Phạm Tất Dong, Tổng thư ký Hội khuyến học Việt Nam, tư tưởng của chính sách đầu tư cho con người được thể hiện trong những tam giác giáo dục. NSGD thể hiện thái độ của nhà nước đối với sự phát triển của con người cho hiện tại và tương lai. GS. TS Phạm Tất Dong dẫn chứng kết luận tại Hội nghị “Những đe dọa và hứa hẹn ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Paris tháng 1/1988: “Giáo dục phải trở thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải  giúp vào việc đề cao mọi khía cạnh sáng tạo của con người"”.
GS, TS Phạm Tất Dong cho biết: Có trí thức, con người sẽ có sức khỏe nhiều hơn, có nhiều tiền bạc và của cải hơn. Giàu trí thức sẽ giàu về thu nhập, giàu về sức khỏe tinh thần và thể chất.
GS, TS Phạm Tất Dong cho biết: Có trí thức, con người sẽ có sức khỏe nhiều hơn, có nhiều tiền bạc và của cải hơn. Giàu trí thức sẽ giàu về thu nhập, giàu về sức khỏe tinh thần và thể chất.
GS. TS Phạm Tất Dong cũng chia sẻ, ngân sách giáo dục phải đáp ứng việc thực hiện mục  tiêu “Tam nhân” của sự nghiệp đào tạo. “Tam nhân” đó là Nhân cách, Nhân lực và Nhân tài: “Dân trí không được khai mở thì tòa nhà nhân lực không thể vững chắc, mà có nhân lực chất lượng cao mới xây dựng được nhân tài. Tôi cho rằng, học vấn đại học ( gồm cả sau đại học) đó là trình độ tối thiểu để hình thành nhân tài, do vậy phải đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục đại học thì mới có các bậc hiền tài được” GS, TS Dong cho biết.
Ngoài ra, GS. TS Phạm Tất Dong cũng dẫn thêm những định hướng để cho mục tiêu “Tam nhân” thành hiện thực, đó là  việc huy động ngân sách giáo dục “đầu tư”  hợp lí cho những “sản phẩm” đó.

Theo GS. TS Dong, có ba loại "sản phẩm"  là Trí thức, Trí tuệ và Tài năng. “Có trí thức, con người sẽ có sức khỏe nhiều hơn, có nhiều tiền bạc và của cải hơn. Giàu trí thức sẽ giàu về thu nhập, giàu về sức khỏe tinh thần và thể chất. Trên cơ sở đó con người trở nên thông tuệ hơn, minh mẫn hơn” GS. TS Dong nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dùng ngân  sách giá dục đúng hướng. 
Đặc biệt nhấn mạnh đến tính công bằng trong chi tiêu, phân bổ ngân sách, GS. TS Phạm Tất Dong một lần nữa nhấn mạnh, ngân  sách cho giáo dục phải chia hợp lí cho các bậc giáo dục đại học, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên: “Trong mỗi giai đoạn phát triển, sự đầu tư ngân sách có thể nhiều hơn cho lĩnh vực này, nhẹ hơn cho lĩnh vực khác, nhưng, trong lĩnh nào cũng phải có mục  tiêu ưu tiên” GS, TS Dong chỉ rõ. 

Ngân sách cho hệ không chính quy quá ít

Một nghiên cứu mới đây của Hội giáo dục người lớn Việt Nam (NAAE) cho thấy, giáo dục không chính quy (GDKCQ) hay giáo dục thường xuyên (GDTX) là xu thế phát triển tất yếu của thế giới trong thế kỷ 21 này, đó là nhu cầu học tập suốt đời (HTSĐ) ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của mọi người dân trước yêu cầu mới của thời đại. 
Giáo dục mầm non cần được sự quan tâm hơn nữa từ nguồn ngân sách nhà nước để đảm bảo cho trẻ em 5 tuổi và cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 3-6 tháng đều được tiếp cận với dịch vụ GDMN có chất lượng. Ảnh minh họa Internet
Giáo dục mầm non cần được sự quan tâm hơn nữa từ nguồn ngân sách nhà nước để đảm bảo cho trẻ em 5 tuổi và cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 3-6 tháng đều được tiếp cận với dịch vụ GDMN có chất lượng. Ảnh minh họa Internet
Bà Thái Thị Xuân Đào (Hội giáo dục người lớn Việt Nam) cho biết, HTSĐ và giáo dục cho mọi người đòi hỏi phải đổi mới tư duy về giáo dục, phải mở  rộng quan niệm về giáo dục. Tuy nhiên, bà Đào cho rằng GDKCQ trong những năm  qua đã đóng góp cho nền  giáo dục quốc dân về nguồn nhân lực, giải quyết sức ép cho các hệ Chính quy rất nhiều nhưng cho đến hiện tại đầu tư ngân sách nhà nước cho GDKCQ còn quá ít: “Sự đầu tư đó chưa tương xứng với vị trí, tầm quan trọng và chức năng nhiệm vụ ngày càng nặng nề và với số lượng đối tượng người muốn HTSĐ ngày càng đông (khoảng ¾ dân  số) của GDKCQ” bà Đào nêu vấn đề. 
Theo bà Đào, ngân sách cho GDKCQ từ năm 2001 có tăng nhưng cũng chỉ chiếm 2,83%  tổng ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục. Với nguồn kinh phí quá hạn hẹp này chủ yếu để chi lương cho giáo viên, không đủ chi nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu tham khảo hoặc để bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên. 
Bà Thái Thị Xuân Đào cũng đưa ra dẫn chứng rằng; tại QĐ số 112 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 có nêu: Nhà nước cam kết sẽ dành ngân sách nhà nước để  hỗ trợ một phần cho xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu, cho việc bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, giáo viên và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Tuy nhiên, theo bà Đào, trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT phân theo cấp học và trình độ đào tạo lại chưa có mục tiêu  riêng cho GDTX. Chi cho GDTX còn nằm trong các mục chi khác với tỉ lệ ngày càng thấp. 
Theo số liệu công bố mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, từ năm 2001 – 2008 cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT phân theo cấp học và trình độ đào tạo có tăng đôi chút nhưng không đáng kể. Cụ thể, tổng chi các cấp học tính theo cơ cấu phần trăm từ mầm non đến giáo dục phổ thông năm 2001 là hơn 71,4%, năm 2006 tụt xuống còn 70,6%, đặc biệt năm 2004 chỉ còn 68,8%. Ở hệ dạy nghề đến CĐ, ĐH các năm tương ứng là tăng không đáng kể (17,2% năm 2001; 17,8% năm 2004 và 18,2% năm 2006).
Đảm bảo ngân sách cho giáo dục mầm non được bền vững
Theo TS Trần Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GDMN (Viện khoa học giáo dục Việt Nam) thì chi “chiếc bánh ngân sách” luôn là bài toán khó cho mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam, ngân sách chi cho GDMN trong những năm qua luôn được cải thiện (năm 2004 là 7,4%; năm 2008 là 8,5%; năm 2010 là 10%).

Tuy nhiên cần được sự quan tâm hơn nữa từ nguồn ngân sách nhà nước, và muốn cho Đề án phụ cấp GDMN cho trẻ em 5 tuổi để tạo  mọi điều kiện tối đa cho tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 3-6 tháng đều được tiếp cận với dịch vụ GDMN có chất lượng đòi hỏi phải có nhiều chính sách cho GDMN hơn nữa.

Đặc biệt là tăng đầu tư ngân sách cho GDMN, ban hành cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho GDMN. 
Xuân Trung