Câu chuyện CSGT và những chiếc túi quần bị khâu kín.

10/12/2011 07:40
Lão Phạm/VOV
Thêm một “sáng kiến” nữa của lực lượng CSGT trở thành tâm điểm bàn luận của báo chí khi quy định chiến sĩ không được mang quá 100.000 đồng khi làm nhiệm vụ.

Xét về mục đích, nhằm hạn chế tiêu cực thì rõ là tốt rồi. Song, ý tưởng này khiến nhiều người nhớ đến câu chuyện khâu túi quần nhân viên soát vé mấy năm trước, và quan sát dưới góc độ quản lý, giải pháp kiểm soát nhân viên này sẽ diễn ra như bộ phim hoạt hình Tom và Jerry.

Để ngăn chặn những hành vi vụng trộm của nhân viên, trước ý tưởng của cảnh sát giao thông Tp HCM “không cho mang quá 100.000 đồng”, đã có nhiều nhà quản lý từng áp dụng, và thất bại.

Để ngăn chặn những hành vi vụng trộm của nhân viên, trước ý tưởng của cảnh sát giao thông Tp HCM “không cho mang quá 100.000 đồng”, đã có nhiều nhà quản lý từng áp dụng, và thất bại.

Mối quan hệ giữa chú mèo Tom và con chuột Jerry trong serie phim hoạt hình nổi tiếng là một ẩn dụ hài hước về quản lý xã hội. Nhà quản lý mèo Tom luôn tìm cách mọi biện pháp dựa trên sức mạnh, và quyền lực của mình để không cho nhân viên chuột Jerry ăn vụng. Song vì sao nỗ lực của mèo Tôm luôn thất bại trước sự láu cá của chuột Jerry?

Mèo Tom là một nhà quản lý kém, không có nguyên tắc và công cụ quản lý một cách nhất quán. Mèo Tom chỉ dựa vào sức mạnh của mình để thực hiện các phương án ngăn chặn từng hành vi cụ thể của chuột Jerry. Vì thiếu những giải pháp hoàn chỉnh, có chiều sâu, nên Tom luôn thể hiện khía cạnh bạo lực, cực đoan trong các chính sách quản lý mang tính áp đặt, và kết quả là thất bại trước một Jerry láu cá hơn.

Để ngăn chặn những hành vi vụng trộm của nhân viên, trước ý tưởng của cảnh sát giao thông Tp HCM “không cho mang quá 100.000 đồng”, đã có nhiều nhà quản lý từng áp dụng, và thất bại.

Điển hình nhất là giải pháp quản lý của lãnh đạo Khu quản lý đường bộ II hồi năm 2006. Theo đó, do bức xúc vì việc nhân viên các trạm thu phí biển thủ tiền vé qua trạm mà không thể ngăn chặn, lãnh đạo cơ quan này đã ra lệnh khâu túi quần, túi áo của nhân viên. Câu chuyện nhanh chóng trở thành trò đùa trên báo chí và lệnh trên được dỡ bỏ.

Tương tự như vậy, “sáng kiến” đánh lưới người cũng đã phải dừng lại sau một thời gian ngắn áp dụng.

Những sáng kiến như khâu túi, đánh lưới người, hay khống chế tiền mặt đều xuất phát từ mục đích tốt, nhằm giải tỏa những điều bức xúc của xã hội. Đó là lý do những giải pháp này vẫn nhận được khá nhiều ý kiến ủng hộ của công luận. Song, quản lý xã hội không bao giờ thành công dựa trên các ý tưởng mang tính mệnh lệnh, áp đặt, và đặc biệt là đi ngược lại các quyền cơ bản của con người.

Để ngăn chặn hành vi trái pháp luật (như cảnh sát giao thông ăn hối lộ khi xử lý vi phạm) cơ quan quản lý cần xây dựng những khuôn khổ để quản lý theo quy định của pháp luật, tối ưu hóa cơ chế giám sát cán bộ, hoàn thiện quy trình xử lý sai phạm, tăng chế tài để đảm báo đủ sức răn đe.

Cảnh sát giao thông ăn tiền mãi lộ là một hiện tượng phản cảm, tạo bức xúc trong dư luận. Song, những giải pháp mang tính áp đặt, cực đoan cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng phản cảm không kém./.

Lão Phạm/VOV