6 sự cố đẩy người tiêu dùng "sống trong sợ hãi" tuần qua

12/12/2011 13:13
Khởi Sự (Tổng hợp)
(GDVN) - Thêm một vụ cháy cơ sở kinh doanh gas kinh hoàng; Hàng loạt xe Honda cháy, nổ cùng nhiều dịch vụ "đội giá" khiến NTD thực sự "sống trong sợ hãi"...

1. Lại thêm vụ cháy cơ sở kinh doanh gas khiến NTD "mất ăn mất ngủ"


Vụ nổ gas ở Tạ Quang Bửu (Hà Nội) cướp đi sinh mạng của 2 cháu nhỏ mới xảy ra chưa lâu khiến người tiêu dùng chưa hết sợ hãi thì chủ nhật vừa qua (ngày 11/12), một vụ cháy cơ sở kinh doanh gas mới kinh hoàng hơn lại tái diễn khiến ít nhất 2 người chết, 2 người bị thương...

Vụ cháy diễn ra tại nhà anh Vinh, thôn Văn Trì, Minh Khai – Từ Liêm – Hà Nội vào lúc khoảng gần 6h sáng.
Vụ nổ ga ở Tạ Quang Bửu (Hà Nội) mới xảy ra chưa lâu khiến người tiêu dùng chưa hết sợ hãi thì chủ nhật vừa qua (ngày 11/12), một vụ nổ ga mới kinh hoàng hơn lại tái diễn ở Từ Liêm (Hà Nội).
Vụ nổ ga ở Tạ Quang Bửu (Hà Nội) mới xảy ra chưa lâu khiến người tiêu dùng chưa hết sợ hãi thì chủ nhật vừa qua (ngày 11/12), một vụ nổ ga mới kinh hoàng hơn lại tái diễn ở Từ Liêm (Hà Nội).

Người dân sống trong khu vực kể lại, khi đó ngọn lửa cháy dữ dội, phả ra con đường dân sinh. Ngọn lửa còn cháy lẹm vào đường điện chạy qua cửa hàng. “Lửa cháy to quá nhưng không ai dám vào. Khói nghi ngút không nhìn thấy gì nên phải sau gần 20 phút mới phá được khóa" – một người dân cho hay.

Khi anh Vinh chạy thoát được ra ngoài thì môi tím đen, da bị tróc hết và vẫn còn nói với lại: vợ con em chết rồi. Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, anh Vinh cho biết: Khi dậy nấu mì tôm, anh cắm điện bị chập phát ra lửa, có lẽ do bình gas hở nên bùng cháy.

Vụ cháy cơ sở này một lần nữa khiến những người gia đình đang sử dếp gas "mất ăn mất ngủ" mặc dù họ đã cẩn trọng hơn rất nhiều sau những vụ cháy, nổ nghiêm trọng xuất phát từ gas trước đó.

2. Hàng loạt vụ cháy, nổ xe máy Honda

Gần nửa tháng đã trôi qua kể từ ngày vụ nổ xe Dream diễn ra tại Bắc Ninh gây nên cái chết của một thai phụ và cướp đi một chân của bé gái 4 tuổi, cho tới nay, các cơ quan chức năng cũng như phía Honda vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho nguyên nhân của sự cố này.

Sau thông tin từ Viện Khoa học hình sự: Vụ chiếc xe Dream của hãng Honda bị nổ tại TP.Bắc Ninh ngày 2/12 không phải do bị gài bom, mọi nghi vấn của dư luận tập trung vào khả năng xe Honda có thể lỗi kỹ thuật và điều này không khác gì "quả bom" đối với người tiêu dùng Việt Nam, vốn luôn xem Honda là "lựa chọn số 1" khi mua sắm xe máy.
Vụ cháy, nổ xe máy gây chết người ở Bắc Ninh khiến nhiều người tiêu dùng Việt hoang mang, lo lắng, đặc biệt là những người đang sử dụng xe Honda làm phương tiện đi lại cho mình.
Vụ cháy, nổ xe máy gây chết người ở Bắc Ninh khiến nhiều người tiêu dùng Việt hoang mang, lo lắng, đặc biệt là những người đang sử dụng xe Honda làm phương tiện đi lại cho mình.

Mới đây, anh Hoàng Minh Thái (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), gửi thư đến báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, bày tỏ sự lo lắng : "Cả gia đình tôi hiện đang sở hữu đến 3 chiếc xe của Honda, trong đó có một chiến Super Dream. Vụ nổ xe ở Bắc Ninh đến bây giờ vẫn là nỗi ám ánh với tôi, mỗi khi dắt xe nổ máy đi làm”.

Ông Koji Onishi - Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam cũng thừa nhận: “Đây là trường hợp nghiêm trọng và chưa từng xảy ra trước đây với sản phẩm của Honda Việt Nam”.

Hiện tại, trong nỗ lực làm rõ nguyên nhân gây ra vụ nổ xe máy ở Bắc Ninh, Công ty Honda VN gửi một chiếc - loại giống xe đã nổ ở Bắc Ninh - sang Nhật Bản để giám định. Và người tiêu dùng Việt vẫn tiếp tục phải chờ đợi kết quả trong sự sợ hãi, lo lắng trong khi sự cố cháy, nổ liên quan đến các dòng xe của Honda như Air Blade, SH vẫn đang liên tục diễn ra trong thời gian gần đây.

3. Gần 1/3 đồ chơi Trung Quốc nhiễm độc chì nặng


Tờ Telegraph dẫn một nghiên cứu mới cho biết: Một loạt các đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em, gồm cả của những thương hiệu có uy tín, dường như đều có chứa chì, arsenic, cadmium, thủy ngân, antimon hoặc crom. Tất cả 6 loại kim loại nặng này đều có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thống thần kinh và miễn dịch của trẻ nhỏ.
Những đồ chơi chứa độc có thể nhiễm độc vào trẻ em không chỉ qua cách nhai hoặc tiếp xúc mà có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp.
Những đồ chơi chứa độc có thể nhiễm độc vào trẻ em không chỉ qua cách nhai hoặc tiếp xúc mà có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp.
"Những đồ chơi chứa độc có thể nhiễm độc vào trẻ em không chỉ qua cách nhai hoặc tiếp xúc mà có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường hô hấp" - Ada Kong Cheuk-san, nhà hoạt động cho tổ chức Hòa bình Xanh cho biết trong một cuộc họp báo ở Hong Kong hôm 8/12.

Trong thập kỷ qua, đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc chiếm 2/3 thị trường đồ chơi trên thế giới nhưng cũng đã nhiều lần được chứng minh là độc hại, bất chấp nỗ lực giải quyết vấn đề của các nhà quản lý.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, đồ chơi Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan tại các đại lý, cửa hàng, thậm chí đã đầy rẫy ở vỉa hè, trên những con phố và không ít người tiêu dùng vẫn vô tư mua bởi sức hút từ mẫu mã bắt mắt và giá cả phải chăng, hợp lý.

4. Đến 50% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả


Hiện Hà Nội có 318/788 cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, chiếm gần 31% số cơ sở trên toàn quốc. Trong đó có 268 cơ sở chiếm 85,3% kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu; 46 cơ sở sản xuất mỹ phẩm chiếm gần 15%.

Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Chùa Bộc…  là nơi cung cấp các loại mỹ phẩm với các thương hiệu nổi tiếng như Lancome, MAC, Dior, Shiseido… với đủ sản phẩm là phấn má, kem dưỡng da, sữa rửa mặt…  Nhưng giá của các sản phẩm này khá rẻ, chưa tính đến việc nếu khách mua hàng sẽ được khuyến mại giảm giá từ 45 – 55%.
Nhiều loại mỹ phẩm giả, nhái thường có bao bì, hình thức không sắc nét như sản phẩm chính hãng vẫn được vô tư bày bán rộng rãi trên thị trường nội địa.
Nhiều loại mỹ phẩm giả, nhái thường có bao bì, hình thức không sắc nét như sản phẩm chính hãng vẫn được vô tư bày bán rộng rãi trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, kết quả được đưa ra theo một khảo sát thị trường về hàng giả do Công ty Nielsen và Tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cho biết: 47% mỹ phẩm ở Hà Nội là hàng giả, khiến những ai đam mê mỹ phẩm không khỏi giật mình lo lắng.

Ông Trịnh Quang Đức, Trưởng phòng nghiệp vụ tổng hợp, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội trong cuộc trao đổi với VnEconomy đã cho biết: “Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhân đến khám, chữa bệnh do sử dụng hóa mỹ phẩm tại Viện Da liệu Hà Nội”.

5. Lo nhiễm phóng xạ, các bà mẹ Việt "tẩy chay"sữa Meiji


Công ty thực phẩm hàng đầu Nhật Bản Meiji ngày 6/12 cho biết sẽ thu hồi 400.000 hộp sữa bột trẻ em sau khi phát hiện có chứa phóng xạ cesium.

Meiji cho biết đã tìm thấy phóng xạ cesium với mức 30,8 becquerels trên mỗi kilogram trong số sữa bột sản xuất từ ngày 14-3 đến 20-3 vừa qua. Mức trên nằm dưới giới hạn an toàn của chính phủ (200 becquerels/kg) nhưng Meiji vẫn quyết định thu hồi toàn bộ số sữa bột sản xuất trong giai đoạn này.

Thông tin này đã khiến nhiều bà mẹ Việt Nam hoang mang, vội vàng tẩy chay sữa Meiji Nhật Bản.
Các bà mẹ Việt lo lắng về sữa Meiji nhiễm phóng xạ đã vội vàng tẩy chay loại sữa nhập ngoại này.
Các bà mẹ Việt lo lắng về sữa Meiji nhiễm phóng xạ đã vội vàng tẩy chay loại sữa nhập ngoại này.
Mặc dù đại diện Meiji Việt Nam khẳng định hàng sữa Meiji nhập chính thức về Việt Nam đều được kiểm tra và không nhiễm phóng xạ nhưng với tâm lý lo ngại của các bà mẹ, các cửa hàng bán sữa Meiji trở nên ế ẩm trong những ngày qua.

6. Giá vé máy bay, phí đăng ký ô tô tăng chóng mặt

Bên cạnh các sự cố tiêu dùng, một số loại phí dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân tuần qua cũng tăng giá khiến người tiêu dùng thêm hoảng hốt.

Khảo sát của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, ngày 8/12 tại nhiều đại lý sữa trên địa bàn Hà Nội ghi nhận, sữa bột của hãng Abbott đã tăng giá lên mức 9% và nhiều dòng sữa khác đề xuất tăng mức giá lên đến 20%.
Choáng với đợt tăng giá mới của sữa ngoại
Choáng với đợt tăng giá mới của sữa ngoại
Lý giải về việc điều chỉnh giá lần này, ông Vũ Gia Khuyến - Giám đốc Công ty Dược phẩm 3A, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm sữa Abbott tại thị trường Việt Nam cho biết: Do tình hình lạm phát trong nước, lên tới 18%/năm khiến các chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh bị tác động và thị trường nhập khẩu biến động.

Bên cạnh đó, theo khung phí, lệ phí mới được HĐND TP. Hà Nội quyết định chiều 8/12, xe máy trị giá trên 15 - 40 triệu đồng được điều chỉnh tăng lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số từ 1 triệu lên 2 triệu đồng; trị giá trên 40 triệu đồng tăng từ 2 triệu lên 4 triệu đồng.
Theo khung phí, lệ phí mới được HĐND TP.Hà Nội quyết định chiều 8/12, lệ phí đăng ký ô tô dưới 10 chỗ ngồi sẽ tăng từ 2 triệu đồng lên 20 triệu đồng.
Theo khung phí, lệ phí mới được HĐND TP.Hà Nội quyết định chiều 8/12, lệ phí đăng ký ô tô dưới 10 chỗ ngồi sẽ tăng từ 2 triệu đồng lên 20 triệu đồng.
Lệ phí cấp mới giấy đăng ký kèm biển số với xe ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách sẽ tăng từ 2 triệu đồng lên 20 triệu đồng.

Cũng theo thông báo mới nhất từ Vietnam Airlines, kể từ 15/12 tới, hãng sẽ điều chỉnh giá vé máy bay nội địa theo khung giá mới. với mức tăng từ 15-20 % tùy theo đường bay.

Cụ thể, các mức giá được xây dựng trên cơ sở khung giá cước vận chuyển chia theo giới hạn 5 cự ly đường bay nội địa và mức giá cao nhất tăng 20% so với mức giá hiện tại (hạng phổ thông) và không quá 5% đối với hạng thương gia.

Đối với đường bay trục có nhu cầu đi lại cao giữa TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng, Vietnam Airlines áp dụng mức tăng giá tối đa 15%, mức giá cao nhất hạng phổ thông là 2,56 triệu đồng; trên đường bay đến các địa phương có cự ly ngắn có thể linh hoạt sử dụng các phương tiện giao thông khác áp dụng mức tăng tối đa 20%.

Gần Tết, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, việc Vietnam Airlines tăng giá vé từ 15 – 20% khiến nhiều người lao động xa quê chật vật hơn trong việc tìm phương tiện về quê ăn Tết.

Khởi Sự (Tổng hợp)