Cấu trúc mô-đun lắp ráp, nâng cấp các phương tiện bọc thép

26/12/2011 17:21
Trịnh Xuân Tuân (theo Rian)
(GDVN) -Nga vừa mới giới thiệu một hướng phát triển mới gọi là nguyên lý mô-đun cho việc lắp ráp các loại xe quân sự, xe thiết giáp... cho tương lai.
Theo đó, nguyên lý lắp giáp các loại phương tiện bọc thép như các xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép quân sự, xe tăng...theo nguyên lý kiểu mô - đun là một lĩnh vực đặc biệt của việc chế tạo và lắp ráp các thiết bị quân sự.

Về nguyên lý, kích thước của các thiết bị quân sự phải phụ thuộc vào các mô - đun đã được thiết kế trước đó, và các thiết bị như vậy được sản xuất theo các tiêu chuẩn thay thế được cho nhau, có thể sử dụng cho nhiều phương tiện xe quân sự bọc thép, xe chiến đấu...khác nhau có cùng tiêu chuẩn.

Ứng dụng của cấu trúc nguyên lý mô-đun

Việc ứng dụng lắp ráp các thiết bị vũ khí, và có thể là cả các thiết bị khác như hệ thống điện tử, các thiết bị trinh sát…lên một phương tiện chiến đấu như xe chiến đấu bộ binh, xe tăng, xe bọc thép…sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lắp ráp.
Mô đun tháp pháo cho xe chiến đấu bộ binh BMP-2
Mô đun tháp pháo cho xe chiến đấu bộ binh BMP-2
Theo đó, để chế tạo, sản xuất ra một phương tiện quân sự như xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2/3 sẽ được chế tạo theo từng mô – đun riêng biệt (trong hình là mô – đun tháp pháo) và các mô – đun khi chế tạo xong sẽ được kết hợp, lắp ráp tạo thành một chiếc xe BMP như thiết kế.

Việc chế tạo và lắp ráp theo kiểm mô – đun như vậy sẽ giảm được mức độ phức tạp trong chế tạo các phương tiện chiến đấu, hơn nữa, với các tiêu chuẩn đã được qui định trước như kích thước của mô – đun, sẽ làm cho việc chế tạo dễ dàng hơn rất nhiều lần.

Khi đó, việc chế tạo ra một phương tiện chiến đấu sẽ không cần phải thực hiện ở một nhà máy sản xuất, mà có thể chia ra  nhiều nhà máy, điều đó sẽ giảm được tính phức tạp trong việc chế tạo, cũng như dễ dàng lắp ráp thành một phương tiện chiến đấu hoàn chỉnh.
Thiết kế kiểm mô - đun cho các phương tiện chiến đấu bọc thép của Nga
Thiết kế kiểm mô - đun cho các phương tiện chiến đấu bọc thép của Nga
Hiệu quả trong việc hiện đại hóa các trang thiết bị lỗi thời

Do được lắp ráp theo kiến trúc mô – đun, nên rất dễ để tháo lắp, thay thế trong trường hợp mô – đun vũ khí bị hỏng hóc hay bị phá hủy trên chiến trường và đặc biệt là tiện lợi cho việc nâng cấp, cải tiến để thay thế cho các mô – đun vũ khí mới hơn, hiện đại hơn, khi mà các vũ khí hiện nay chưa đảm bảo được yêu cầu.

Một ưu điểm nổi bật nữa đó là, không cần nhiều chi phí hay phải bắt tay vào việc nghiên cứu, phát triển một phương tiện bọc thép chiến đấu mới mất nhiều thời gian, tiền của và công sức.

Các vũ khí chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện nay sẽ bị tháo dỡ và thay thế bằng mô - đun vũ khí mới, hiện đại hơn.

Việc thay đổi hệ thống vũ khí tấn công như súng máy và pháo được trang bị trên xe chiến đấu bộ binh BMP-2 có thể linh hoạt hơn. Với một kích thước tiêu chuẩn của mô – đun tháp pháo, có thể thay đổi thành pháo có cỡ nòng lớn hơn, súng máy hiện đại hơn, và có thể tích hợp thêm tên lửa chống tăng,… một số hệ thống điện tử, hệ thống phòng vệ chủ động và bị động khác trong tương lai.
Thay thế mô - đun vũ khí lỗi thời bằng mô - đun vũ khí mới
Thay thế mô - đun vũ khí lỗi thời bằng mô - đun vũ khí mới
Dự phòng cho việc nâng cấp và hiện đại hóa tiếp theo

Khi tiêu chuẩn cho thiết kế, chế tạo một mô – đun vũ khí đã được thẩm định và bắt đầu chế tạo, thực hiện trên phương tiện chiến đấu. Trong quá trình sử dụng và vận hành, kiểm tra tính hiệu quả của xe chiến đấu sẽ tìm ra được những ưu, nhược điểm của mô – đun vũ khí, và từ đó có thể dễ dàng nâng cấp mô – đun vũ khí mới, hiện đại hơn.

Các mô-đun có thể được lắp đặt mà không cần những cải tiến đáng kể.

Mô - đun tấn công có thể được lắp đặt trên nóc của các phương tiện chiến đấu bọc thép khác nhau, hay trên các chiến hạm và các đối tượng cố định.

Tính đa năng của việc chế tạo mô – đun vũ khí đó là có thể được tích hợp, lắp đặt trên hàng loạt các phương tiện chiến đấu bọc thép khác nhau có cùng tiêu chuẩn, chẳng hạn như mô – đun tháp pháo của xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, và đặc biệt là có thể sử dụng cho cả tàu chiến, tàu hỏa, và các ụ lô cốt cố định trên đất liền.

Thiết kế mô – đun tỏ ra rất hiệu quả về tính kinh tế trong điều kiện ngân sách quốc phòng của các quốc gia trên thế giới đang bị hạn chế như hiện nay.

Việc phát triển một xe tăng chủ lực mới có thể ứng dụng cho cả các phương tiện chiến đấu khác như pháo tự hành, xe chiến đấu bọc thép, xe cứu kéo, xe phá mìn dựa trên kết cấu mô – đun phần thân của xe tăng. Chi phí phát triển sẽ giảm đi nhiều lần.
Trịnh Xuân Tuân (theo Rian)