Những nỗi khổ khó tin của các tỷ phú Việt

29/12/2011 07:12
Khởi Sự (Tổng hợp)
(GDVN) - Sống trong những căn hộ bạc tỷ, ít ai biết ngoài việc gánh chi phí "cắt cổ", họ còn đau đầu với các cuộc đấu tranh và hàng trăm nỗi khổ không tên.
Chưa nói tới việc phí dịch vụ "cắt cổ", những tỷ phú Việt đang sống tại hầu hết các khu chung cư trên địa bàn TP.Hà Nội, Hồ Chí Minh còn phải chịu trăm ngàn những nổi khổ "trời ơi đất hỡi" khác bàng hoàng tới mức khó tin. Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin điểm lại một trong vô vàn những nỗi khổ không tên đó.
“Đỏ mắt” chờ sổ đỏ
“Bỏ tiền tỷ để được sống trong khu chung cư được cho là đẳng cấp nhất nhì Thủ đô, vậy mà gần 5 năm qua, tôi luôn cảm thấy ức chế, bực bội khi ở nhà của mình mà chẳng khác gì đi thuê vì vẫn chưa được cấp sổ đỏ", bà Nguyễn Nhung Hạnh, tổ trưởng tổ dân phố, chung cư The Manor & Villas tại khu đô thị Mỹ Đình, huyện Từ Liêm do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư, cho biết. Gia đình bà cùng hàng trăm hộ dân cư chuyển về đây sinh sống đã rất lâu, tiền cũng đã thanh toán đầy đủ nhưng đến giờ sổ đỏ vẫn chưa được chủ đầu tư trao tay. Việc không có sổ đỏ, theo bà cho biết đã gây khó khăn rất lớn cho các hộ dân trong việc buôn bán, sang tên đổi chủ.
Bỏ tiền tỷ ra mua nhà tại The Manor nhưng cho tới tận ngày hôm nay, nhiều hộ dân tại đây vẫn chưa có sổ đỏ. (Ảnh minh họa)
Bỏ tiền tỷ ra mua nhà tại The Manor nhưng cho tới tận ngày hôm nay, nhiều hộ dân tại đây vẫn chưa có sổ đỏ. (Ảnh minh họa)
Mới đây, vào hồi tháng 8/2011, với lý do thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các khách hàng theo hợp đồng đã ký, hơn 50 hộ dân tại khu Villas (The Manor)  không khỏi “ngơ ngác” khi nhận được thông báo từ chủ đầu tư là Công ty TNHH SXKD XNK Bình Minh (Bitexco) yêu cầu mỗi hộ dân tại đây nộp thêm hàng trăm triệu đồng với lý do chênh lệch diện tích căn hộ thực tế so với hợp đồng. Sau một thời gian đấu tranh để không phải đóng khoản tiền “vô lý” từ trên trời rơi xuống ấy, Bitexco xoa dịu người dân bằng thông báo: Bitexco đang tiến hành làm sổ đỏ đợt 1 cho cư dân The Manor Hà Nội, khoảng 100 hồ sơ đã nộp lên Sở Tài nguyên và Môi trường, chờ cấp sổ. Tuy nhiên, cho tới ngày 29/12/2011, nhiều người sống tại đây vẫn kêu gào vì chưa được cầm sổ đỏ trên tay.Đại gia vẫn bị cấm cửa về nhà Không đồng ý đóng phí dịch vụ cao ngất 18.843 đồng/m2/tháng mà chủ đầu tư Keangnam Vina đưa ra, Ban quản lý (BQL) tòa nhà cao nhất Việt Nam đã đơn phương “cấm cửa” thang máy và cắt điện của gần 400 hộ dân tại đây... Bà Trịnh Thúy Mai, đại diện cư dân Keangnam than thở: Bắt đầu từ ngày 26/11/2011, BQL Keangnam đã cho tháo gỡ rất nhiều bóng đèn to nhỏ tại các sảnh, hành lang, lối ra hầm đỗ xe, bên trong hầm đỗ xe, các khu vui chơi sinh hoạt công cộng, đèn chiếu sáng sân vườn... khiến các vị trí này rơi vào cảnh tranh tối, tranh sáng.
Chăn, chiếu đã được cư dân mang đến văn phòng của Công ty Chestnut Vina để nghỉ ngơi và đòi quyền lợi khi điện, cầu thang máy đã bị "cấm cửa". (Ảnh nguồn: Giáo dục Việt Nam)
Chăn, chiếu đã được cư dân mang đến văn phòng của Công ty Chestnut Vina để nghỉ ngơi và đòi quyền lợi khi điện, cầu thang máy đã bị "cấm cửa".  (Ảnh nguồn: Giáo dục Việt Nam)
Ngoài ra, các đại gia sống trong những căn hộ tiền tỷ ở đây phải chịu khổ tới mức: mang bếp than tổ ong đến văn phòng của Công ty Chestnut Vina để chầu chực nấu ăn vì không được về nhà, những gia đình có con nhỏ phải đem võng, chiếu xuống tầng 1 nằm, lê lết đợi có điện. Tới khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng địa phương, những bức xúc của người dân mới được giải tỏa.Nhà tiền tỷ vẫn nứt tường, bong sàn gỗ Khóa các cửa phòng đều hỏng, sàn nhà làm bằng gỗ công nghiệp cong vênh, trần không phẳng, lem nhem, tường nứt, bị bôi bẩn, các phào trần lồi lõm, cửa sổ bị gỉ có màu vàng, do nước mưa chảy vào, bức tường phẳng nhưng lại được sơn tạm bợ, gấp khúc như hình chữ "V"… - Đó là những bức xúc của không ít các cư dân khi nhận bàn giao căn hộ ở chung cư gần 10 tỷ ở Keangnam. Theo anh Nguyễn Hải Thanh – cư dân sống tại chung cư Keangnam cho biết: Sau khi bàn giao căn hộ cho người dân, chủ đầu tư hầu như không quan tâm mà phó mặc cho ban quản lý. Vì vậy việc xuống cấp diễn ra rất nhanh chóng.
Đây là bức tường cong vênh và bị rộp do nhà thầu thi công ẩu nên chủ nhà tại Keangnam đã yêu cầu làm lại. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Đây là bức tường cong vênh và bị rộp do nhà thầu thi công ẩu
nên chủ nhà tại Keangnam đã yêu cầu làm lại.
(Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Theo phản ánh của người dân sống tại căn hộ 10 tỷ này thì việc dọn dẹp vệ sinh công cộng tại Keangnam chưa sạch sẽ, đội ngũ bảo vệ lỏng lẻo, chưa kể tới những vụ việc đình đám đã từng xảy ra tại đây như mất trộm, nước chảy tràn lênh láng…. trong khi đó, BQL Keangnam “đòi” thu phí dịch vụ gấp 4 – 5 lần mức giá trần đã được UBND TP.Hà Nội quy định đối với khu chung cư. Còn tại chung cư The Manor, sau khi người dân chung cư này nhất quyết phản đối việc thu nhiều khoản phí bất hợp lý, chủ đầu tư buộc phải dừng thu phí. Tuy nhiên, đồng nghĩ việc giảm phí thì chủ đầu tư cắt giảm các công trình công cộng. Bể bơi gần như không hoạt động, đèn đường cả khu vực chung cư cắt giảm bớt, các khu vực chung không sạch sẽ đặc biệt việc tu dưỡng các khu vực công cộng cũng không còn được coi trọng.
Tại The Manor, các triệu phú Việt đã phải sống trong những ngày ám ảnh vì bể bơi mọc đầy rêu, cây cối xung quanh khuôn viên khô quắt, xác xơ… (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Tại The Manor, các triệu phú Việt đã phải sống trong những ngày ám ảnh vì bể bơi mọc đầy rêu, cây cối xung quanh khuôn viên khô quắt, xác xơ… (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Các tỷ phú Việt đã phải sống trong những ngày ám ảnh vì bể bơi mọc đầy rêu, cây cối xung quanh khuôn viên khô quắt, xác xơ… - những cảnh tượng dường như rất khó tin tại các chung cư cao cấp hạng sang trong lòng Hà Nội.
Sống giữa làn nước hôi thối
Từ nhiều tháng nay, người dân sống tại chung cư 95 Căn ở 477/61 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh phải sống chung với nạn ngập nước thải. Nhiều con đường, hẻm xung quanh chung cư này ngập sâu trong làn nước hôi thối, có những chỗ ngập sâu đến 0,5m.
Con đường xung quanh chung cư 95 Căn ngập sâu trong nước thải. (Ảnh: Tuổi trẻ).
Con đường xung quanh chung cư 95 Căn ngập sâu trong nước thải. (Ảnh: Tuổi trẻ).
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Văn Huệ, tổ trưởng tổ dân phố 50, P.13, Q.Bình Thạnh đồng thời là phó ban quản trị chung cư 95 Căn, cho biết công trình đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài làm tắc nghẽn các đường ống thoát nước thải trong khu vực khiến chung cư ngập nước thải. Người dân tại chung cư đã có nhiều cuộc họp để giải quyết tình trạng này, đồng thời phản ảnh đến chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Bị “ép” đóng tiền tỷ để được đỗ ô tô
Đầu tháng 12/2011, đại diện cư dân Golden Westlake vừa có đơn kiến nghị gửi UBND TP.Hà Nội về tranh chấp giữa các chủ sở hữu căn hộ tại Golden Westlake (Thụy Khê - Tây Hồ - Hà Nội). Chị Minh, một cư dân ở Golden Westlake cho hay, chủ đầu tư đưa ra hai hình thức thuê bãi đỗ xe trả tiền ngắn hạn, và đóng một lần trong thời hạn 38 năm. Nếu tính theo tháng, khách hàng sẽ phải đóng 1 triệu đồng. Trường hợp thuê dài hạn, cư dân sẽ phải nộp khoảng 800 triệu đồng trong 38 năm. Chị Minh nhấn mạnh, chủ đầu tư yêu cầu các cư dân không có tiền thuê dài hạn (chỉ thuê theo tháng) phải xuống đỗ tại tầng hầm B2, trong khi nơi này luôn luôn chật chội là điều bất hợp lý. Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư thu "một cục" lên đến gần 1 tỷ đồng là đẩy khách hàng vào thế bí.
Nếu muốn để xe tại tầng hầm Golden Westlake, cư dân buộc phải đóng "một cục" lên đến gần 1 tỷ đồng cho 38 năm. (Ảnh: VNE)
Nếu muốn để xe tại tầng hầm Golden Westlake, cư dân buộc phải đóng "một cục" lên đến gần 1 tỷ đồng cho 38 năm. (Ảnh: VNE)
Phía chủ đầu tư, Công ty TNHH Hà Việt Tung Shing đã có thư phúc đáp giải thích với các cư dân, theo hợp đồng mua bán căn hộ, sảnh chính của Golden Westlake là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của chủ đầu tư nên có toàn quyền quyết định giá thuê.
Tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”
Từ khi đi vào hoạt động, tòa nhà Keangnam đã 3 lần xảy ra cháy. Vụ hỏa hoạn thứ nhất  xảy ra ngày 24/3/2010 tại tầng 25 của Keangnam. Vụ hỏa hoạn thứ hai diễn ra vào lúc 10 giờ 20 phút sáng 6/11/2010 tại tháp B của tòa cao ốc 70 tầng. Thêm vụ cháy mới đây (ngày 27/8), tuy không gây thiệt hại lớn về người nhưng một lần nữa khiến các cư dân ở đây thêm hoang mang, lo sợ.
Sống trong tòa nhà cao nhất Việt Nam nhưng các đại gia tại đây luôn nơm nớp lo sự cố cháy nhà. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam).
Sống trong tòa nhà cao nhất Việt Nam nhưng các đại gia tại đây luôn nơm nớp lo sự cố cháy nhà. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam).
Trao đổi với báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, Thượng tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Công an TP.Hà Nội đã từng chia sẻ: xe thang chữa cháy cao nhất ở Hà Nội hiện nay cũng chỉ vươn được đến… tầng 14 của các tòa nhà cao tầng. Không hoàn toàn giống với Keangnam nhưng hàng trăm hộ dân tại chung cư 93 Lò Đúc cũng nơm nớp lo sợ tới sự an toàn của tính mạng khi sống trong khu chung cư có quá nhiều sai phạm chưa được khắc phục.
Với kiểu để xe tận dụng diện tích như thế này, mỗi lần đi vào tầng hầm để xe của tòa nhà chung cư 93 Lò Đúc, người dân đều rất lo lắng, bởi chỉ cần xe đứt tay phanh sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Với kiểu để xe tận dụng diện tích như thế này, mỗi lần đi vào tầng hầm để xe của tòa nhà chung cư 93 Lò Đúc, người dân đều rất lo lắng, bởi chỉ cần xe đứt tay phanh sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. (Ảnh: Giáo Dục Việt Nam)
Cùng với việc cầu thang máy luôn bị tắc nghẽn, lối thoát hiểm sang khu văn phòng hiện nay bị ngăn lại, nếu động đất, cháy nổ thì không có lối thoát. Thêm vào đó, “tòa nhà cũng không có hệ thống loa công cộng, trong khi, ở các chung cư khác, ít nhất phải có 3 loa ngoài hành lang. Khoảng 3 năm kể từ ngày tòa nhà đi vào hoạt động, công ty Kinh Đô chưa một lần tổ chức tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Nếu có hỏa hoạn xảy ra, thực sự, chúng tôi chỉ còn đường chết” – Một người dân tại đây không khỏi băn khoăn, lo lắng.
Khởi Sự (Tổng hợp)