BÁO QUANG MINH, TRUNG QUỐC:

"Tên lửa Patriot-3 Mỹ không thể đánh chặn DF-16 Trung Quốc"

29/12/2011 14:14
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Sự xuất hiện của tên lửa DF-16 giúp cho hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Pháo binh 2 hoàn thiện.

Theo tạp chí “Bauhinia” Hồng Kông, ngày 12/9, Viện nghiên cứu Chương trình 2049 đặt tại Washington công bố một báo cáo cho biết, Trung Quốc đã tăng thêm một lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa đạn đạo DF-31A của lữ đoàn này có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên nước Mỹ. Trong một thời gian, lực lượng tên lửa của Trung Quốc và vũ khí trang bị của họ tiếp tục gây sự quan tâm của mọi người.

PLA có cả tên lửa nguyên liệu rắn và lỏng từ thế kỷ trước

Lực lượng Pháo binh 2 của quân đội Trung Quốc là quân chủng sử dụng trang bị chính là tên lửa đạn đạo chiến lược đất đối đất, phụ trách nhiệm vụ tác chiến chiến lược phản kích hạt nhân, được thành lập vào ngày 1/7/1966, được hợp thành bởi lực lượng tên lửa chiến lược đất đối đất và lực lượng tên lửa chiến dịch-chiến thuật thông thường.

Tên lửa dòng DF (Đông Phong) của quân đội Trung Quốc
Tên lửa dòng DF (Đông Phong) của quân đội Trung Quốc

Nhiệm vụ chính của Pháo binh 2 là ngăn chặn kẻ thù sử dụng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc. Khi kẻ thù phát động tập kích hạt nhân đối với Trung Quốc, tuân theo lệnh của Bộ Tổng chỉ huy, lực lượng hạt nhân chiến lược độc lập hoặc kết hợp với các quân chủng khác tiến hành phản kích tự vệ có hạn và hiệu quả đối với kẻ thù, tấn công các mục tiêu chiến lược quan trọng của đối phương.

Trải qua mấy chục năm xây dựng, lực lượng Pháo binh 2 hiện đã hình thành hệ thống vũ khí trang bị cả hạt nhân và thông thường, cả nguyên liệu rắn và lỏng, tầm bắn kết hợp, các chủng loại đồng bộ, được trang bị các loại tên lửa hạt nhân và thông thường với kích cỡ khác nhau.

Lực lượng Pháo binh 2 đã có thực hiện bước nhảy vọt – lực lượng tác chiến phát triển từ lực lượng hạt nhân duy nhất sang kết hợp cả lực lượng hạt nhân và lực lượng thông thường, hình thức tác chiến phát triển từ tác chiến trận địa cố định sang tác chiến cơ động, khả năng tác chiến từ tầm gần, tầm trung và tầm xa mở rộng tới tấn công xuyên lục địa.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A

Đặc biệt là trong mấy năm gần đây, lực lượng tên lửa nhiều lần tham gia trang bị cho lực lượng tác chiến thực tế của quân đội Trung Quốc và tham gia tập trận chiến dịch quan trọng trong môi trường điện từ phức tạp, do đó khả năng răn đe chiến lược và tác chiến phòng ngự trong điều kiện thông tin hoá đã được nâng lên một tầm cao mới.

Tháng 5/1980, Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chiến lược đã giành được thành công, đánh dấu lực lượng Pháo binh 2 đã thực hiện sự kết hợp đồng bộ về tầm phóng, sở hữu hàng loạt vũ khí tên lửa nối tiếp giữa tầm gần, tầm trung, tầm xa và xuyên lục địa.

Cuối thập niên 1980, quả tên lửa thể rắn đầu tiên của Pháo binh 2 được định hình, từ đó vũ khí tên lửa của Pháo binh 2 bước vào thời đại phát triển gồm cả thể rắn và lỏng. Tên lửa thể rắn là trang bị chủ lực của Pháo binh 2 đã từ không đến có, đã thực hiện bước nhảy vọt mang tính lịch sử về hình thức tác chiến của Pháo binh 2 từ tác chiến trận địa cố định chuyển sang tác chiến cơ động.

Tên lửa đất đối không chiến thuật DF-11
Tên lửa đất đối không chiến thuật DF-11

Tháng 3/1995, lực lượng tên lửa thông thường được thành lập mới nhất của Pháo binh 2 đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ tập trận phóng ra biển Hoa Đông và biển Đông 6 phát trúng cả 6, đánh dấu lực lượng tên lửa chiến lược đã thực hiện bước nhảy mang tính lịch sử “kiêm bị hạt nhân và thông thường”.

Hiện nay, Pháo binh 2 có nhiều loại tên lửa chiến lược đất đối đất và tên lửa thông thường chiến dịch, chiến thuật, trong đó tên lửa tầm ngắn (tầm phóng trong phạm vi 1.000 km), tên lửa tầm trung (tầm phóng từ 1.000-3000 km), tên lửa tầm xa (tầm phóng từ 3.000-8.000 km), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (tầm phóng trên 8.000 km), có khả năng phóng cả ngày và đêm trong điều kiện khí tượng phức tạp.

Đặc điểm của những tên lửa này là tầm phóng xa, uy lực sát thương, phá huỷ lớn, độ chính xác (bắn trúng mục tiêu) tương đối cao, khả năng đột phá phòng không và khả năng sinh tồn mạnh. Có thể phóng cố định hoặc phóng cơ động.

DF-16 khiến cho quân Mỹ từ bỏ chương trình đánh chặn phân chia đầu đạn

Lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc được biên chế ở các cấp độ gồm căn cứ tên lửa, lữ đoàn tên lửa và tiểu đoàn phóng (tên lửa). Là đơn vị tác chiến chiến thuật của Pháo binh 2, tiểu đoàn tên lửa là đơn vị chiến thuật nhỏ nhất, có thể hoàn thành nhiệm vụ phóng tên lửa tương ứng.

Tác giả báo cáo của Viện nghiên cứu Chương trình 2049 là Mark Stokes cho biết, một lữ đoàn tên lửa ở Hồ Nam là lực lữ đoàn thứ hai của Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A, tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Báo cáo cho biết, tầm phóng của tên lửa DF-31 trước đây là 7.000 km.

Tên lửa DF-16 (Theo báo chí Đài Loan)
Tên lửa DF-16 (Theo báo chí Đài Loan)

Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa DF-31 và tên lửa DF-31A. Được biết, trong thời gian 3 năm qua, vệ tinh do thám Mỹ đã tập trung theo dõi căn cứ phóng tên lửa chính của Trung Quốc-Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên.

Ngày 16/3/2011, Cục trưởng An ninh Quốc gia Đài Loan Thái Đắc Thắng cho biết, Trung Quốc đã trang bị tên lửa chiến thuật kiểu mới DF-16. Sau 2 ngày, truyền thông đưa tin cũng lần đầu tiên chứng thực sự tồn tại của DF-16.

Phí Học Lễ - nhà nghiên cứu thâm niên của Trung tâm Đánh giá Quốc tế và Chiến lược Washington cho biết, “khả năng DF-16 thực sự tồn tại là rất cao”.

Tên lửa DF-15
Tên lửa DF-15

Đến nay, dư luận phổ biến đã biết đến “sát thủ tàu sân bay” DF-21D sở hữu công nghệ nhiều đầu đạn, việc xuất hiện nhiều tên lửa có đầu đạn phân hướng sẽ làm cho Mỹ càng trở nên đau đầu.

Tên lửa Patriot-3 chỉ có thể ứng phó với một quả tên lửa phóng tới, chứa không nạp được nhiều đầu đạn phân hướng. Do công nghệ đánh chặn tiêu tốn rất lớn, gần đây Mỹ đã huỷ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa nhằm vào đánh chặn đầu đạn kiểu phân hướng.

Tên lửa đạn đạo DF-16 đã lấp khoảng trống của DF-15 và DF-21 về tầm phóng. Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 và tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15, DF-11 trước đây đã tạo nên hệ thống tên lửa đạn đạo thông thường của Trung Quốc.

Tên lửa đất đối đất DF-21
Tên lửa đất đối đất DF-21

Do tên lửa đạn đạo DF-16 có tầm phóng xen giữa tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, toàn bộ hệ thống tấn công tầm trung càng trở nên hoàn thiện, sự xuất hiện của nó là tất yếu đối với sự phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung của Trung Quốc.

Lúc ban đầu phát triển tên lửa đạn đạo, mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc là xây dựng khả năng tấn công hạt nhân. Theo tư duy phát triển này, các tên lửa đạn đạo DF-2, DF-3, DF-4, DF-5 và DF-21 đã lần lượt ra đời.

DF-16 áp dụng thiết kế đơn lẻ, do đã kế thừa công nghệ hoàn thiện của DF-11, dễ dàng sản xuất nhanh có quy mô. Xe phóng của tên lửa đạn đạo DF-16 là xe “tam dụng” (vận chuyển - dựng thẳng - phóng, hay TEL), một chiếc xe này mang theo 1 quả tên lửa DF-16.

Xe “tam dụng” (TEL) của DF-16 là xe dã chiến đặc biệt hạng nặng 5 trục, nhìn nghiêng từ màn hình ti vi có thể thấy thiết bị dựng thẳng cuối xe rất giống với xe “tam dụng” của DF-11, nhưng do độ dài xe “tam dụng” truyền động 5 trục của tên lửa DF-16 dài hơn nhiều, tên lửa DF-16 chiếm khoảng rộng lớn hơn nhiều so với tên lửa DF-11.

Tên lửa phòng không Patriot-3 (PAC-3) của quân đội Mỹ
Tên lửa phòng không Patriot-3 (PAC-3) của quân đội Mỹ

DF-16 có đường kính lớn hơn, dài hơn, tầm phóng lớn hơn, trong tương lai có thể tạo được áp chế hữu hiệu đối với sự phong toả chuỗi đảo thứ nhất. Trang bị tên lửa đạn đạo DF-16 có ý nghĩa quan trọng, nó đã nâng cao rất lớn khả năng cho quân đội Trung Quốc chống sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)