Iran – Oman: Liên minh “phòng thủ” Bắc Nam Eo biển Hormuz

08/02/2012 13:18
Trịnh Tuân (Theo VZ)
(GDVN) - Lực lượng hải quân của Iran và Oman đã đồng ý hợp tác nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

Theo các báo cáo của Tư lệnh Hải quân hai quốc gia, lực lượng hải quân của Iran và Oman đã đồng ý hợp tác nhằm mục đích đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.

"Phần phía Bắc của eo biển Hormuz sẽ được kiểm soát bởi Iran, và miền Nam - Oman - Giáo sư Vladimir Sazhin thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông giải thích.

- Trong tất cả các quốc gia vùng Vịnh thì Tehran và Muscat (thủ đô Oman) có mối nhiều mối liên hệ lịch sử nhất, do đó, thỏa thuận hợp tác là khá hợp lý ".

Iran đã nhiều lần “dọa” sẽ đóng cửa eo biển Hormuz. Việc này có liên quan đến toàn thế giới, bởi vì nó có thể làm cho giá dầu tăng lên một cách chóng mặt.

Nằm giữa Oman và Iran, eo biển Hormuz nối vịnh Ba Tư với vịnh Oman và biển Arab.

Đây được xem là  nút chai cung cấp nguồn dầu mỏ quan trọng nhất thế giới.

Năm 2011, mỗi ngày, gần 17 triệu thùng dầu đã đi qua cái nút thắt Hormuz, tăng từ 15,5-16 triệu thùng/ngày năm 2009-2010.

Hoạt động vận chuyển dầu ngang Hormuz năm 2011 chiếm khoảng 35% tất cả chuyến tàu dầu thế giới, hay gần 20% giao dịch dầu thế giới.

Eo biển Hormuz có vị trí chiến lược
Eo biển Hormuz có vị trí chiến lược
Trung bình, năm 2011, mỗi ngày có khoảng 14 tàu dầu thô đi ngang Hormuz;

trong khi hơn 85% nguồn xuất khẩu dầu thô này là được chuyển ra Ấn Độ Dương và từ đó đến châu Á (cung cấp cho những thị trường khát dầu nhiều nhất khu vực như Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc).

"Thỏa thuận này mang lại lợi ích cho tất cả các bên, bởi vì các nước Arab sẽ được thông báo về ý định của Iran, và thông qua họ phương Tây có thể nhận được thông tin này

Giám đốc Viện nghiên cứu Iran đương đại của Nga, ông Rajab Safarov cho biết – Tehran, do đó, sẽ cho thế giới biết một cách minh bạch về các kế hoạch của họ ".

Theo Vladimir Sazhin, Oman bắt đầu hợp tác với Iran chỉ sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, một tổ chức có tầm ảnh hưởng rất lớn trong khu vực, có trụ sở đặt tại Riyadh - thủ đô của Saudi Arabia.

Đây là một liên minh chính trị và kinh tế của sáu quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư với nhiều mục tiêu kinh tế, xã hội và cả quân sự (trong chừng mực nhất định).

Tuy nhiên, không phải tất cả các nước láng giềng vùng Vịnh Ba Tư đều là thành viên của Hội đồng.

Iran và Iraq hiện vẫn nằm ngoài tổ chức này, mặc dù cả hai quốc gia có bờ biển bên vùng vịnh.

Sự hợp tác này có giá trị đặc biệt vì trong những năm gần đây quan hệ giữa Iran và các nước Arab đã trở nên xấu đi rất nhiều.

"Với tất cả các quốc gia trong vùng Vịnh, trừ Oman, mối quan hệ là rất nghèo nàn, ông Rajab Safarov. - Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đòi Iran một số hòn đảo ở eo biển Hormuz,

Bahrain có quá nhiều xung đột giữa người Shiite và người Sunni, Saudi Arabia, Iraq, Kuwait và Qatar đều chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ " - Vladimir Sazhin nói.

Theo các chuyên gia, thỏa thuận giữa Tehran và Muscat mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là quân sự vì trên thực tế tiềm lực quân sự của Oman chưa thể so sánh được với Iran.

"Các lực lượng chủ lực của hải quân Oman - đang dần đưa vào trang bị tàu hộ tống đa năng lớp Karif,"- Giám đốc của Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Toàn cầu Igor Korotchenko nói. – Trong khi, Iran có 5 tàu hộ tống".

Lực lượng Hải quân Iran được tổ chức thành hai lữ đoàn hải quân với 261 tàu chiến đấu, gồm: 3 tàu ngầm chiến thuật (SSK), 3 tàu hộ vệ (lớp Alvand), 5 tàu hộ tống, 250 tàu tuần tiễu, 5 tàu rải, quét mìn, 16 tàu đổ bộ và 27 tàu phục vụ, 21 máy bay chiến đấu và 30 máy bay trực thăng.

Tàu chiến của Hải quân Iran
Tàu chiến của Hải quân Iran
Các loại tàu chiến trong biên chế hiện nay của Hải quân Iran chủ yếu của Mỹ và Anh sản xuất trước năm 1979 (trừ 3 tàu ngầm Kilo - lớp Tareq do Nga sản xuất).

Hải quân Iran bố trí hệ thống tên lửa C-802 (TQ) dọc bờ biển, cùng với việc thử nghiệm ngư lôi mới có tốc độ trên 300km/h (tương đương loại Shkaval của Nga), nhằm duy trì khả năng đánh trả có hiệu quả các hoạt động quân sự trên biển.

Gần đây, Iran còn sản xuất và trang bị hàng loạt tên lửa đối hạm Zafar cho lực lượng hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, đây là "những tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới".

Tất nhiên, trong trường hợp nguy hiểm, Oman sẽ cùng Iran kiểm soát eo biển Hormuz.

Nhưng trong trường hợp này, Oman chỉ được xem như là một trung gian đáng tin cậy của Tehran và các đối thủ của Quốc gia Hồi giáo Iran.

Trịnh Tuân (Theo VZ)