Chướng mắt: Người đi chùa 'ném tiền' vào 'hối lộ' cửa Phật?

10/02/2012 07:29
Phan Dương/Vnexpress
Tiền nhét miệng lân, khe cửa, vách liếp nhà chùa, tiền treo cành cây, la liệt trên nắp hòm công đức... là cảnh dễ thấy ở nhiều đền, chùa dịp đầu năm.
Nhiều người đi chùa với quan niệm “đi nhiều lễ, nhận nhiều lộc”. Thay vì vài đồng lẻ thì họ lại nhét hòm công đức cả đồng polime xanh, đỏ. (Những "tấm lòng" đặt không đúng chỗ ấy đang làm trần tục hóa không khí linh thiêng, thanh tịnh cửa chùa.)
Nhiều người đi chùa với quan niệm “đi nhiều lễ, nhận nhiều lộc”. Thay vì vài đồng lẻ thì họ lại nhét hòm công đức cả đồng polime xanh, đỏ. (Những "tấm lòng" đặt không đúng chỗ ấy đang làm trần tục hóa không khí linh thiêng, thanh tịnh cửa chùa.)
Để chứng tỏ lòng thành kính Phật, nhiều du khách không ngại ngần rải tiền ở khắp mọi nơi, kể cả trên nắp hòm công đức đã chật ních như thế này.
Để chứng tỏ lòng thành kính Phật, nhiều du khách không ngại ngần rải tiền ở khắp mọi nơi, kể cả trên nắp hòm công đức đã chật ních như thế này.
Ở chùa Hà (Cầu Giấy), người ta đặt tiền bất cứ đâu: trên cây, hòn non bộ, ném xuống ao… vì thế nhà chùa phải huy động cả những chiếc rổ đặt tại một số điểm ở sân chùa. Ảnh chụp chiều 16 tháng Giêng âm lịch.
Ở chùa Hà (Cầu Giấy), người ta đặt tiền bất cứ đâu: trên cây, hòn non bộ, ném xuống ao… vì thế nhà chùa phải huy động cả những chiếc rổ đặt tại một số điểm ở sân chùa. Ảnh chụp chiều 16 tháng Giêng âm lịch.
Ở Khu Di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa - Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội) có đến cả trăm thùng công đức với 3 thùng là két sắt; chưa kể vô số điểm đặt tiền khác. Tại mỗi bàn thờ tự ngoài 2 thùng công đức bằng kính còn có thêm hai hòm công đức bằng tôn phía trên. Nhiều bàn thờ có đến 5 thùng công đức.
Ở Khu Di tích lịch sử văn hóa Đình - Chùa - Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội) có đến cả trăm thùng công đức với 3 thùng là két sắt; chưa kể vô số điểm đặt tiền khác. Tại mỗi bàn thờ tự ngoài 2 thùng công đức bằng kính còn có thêm hai hòm công đức bằng tôn phía trên. Nhiều bàn thờ có đến 5 thùng công đức.
Hầu khắp miệng lân ở các điểm đền chùa đều được người đi chùa nhét tiền vào, thi thoảng lại có người ra nhặt cất đi. Đây là chú lân ở chùa Hà, chiều 16 tháng Giêng âm lịch.
Hầu khắp miệng lân ở các điểm đền chùa đều được người đi chùa nhét tiền vào, thi thoảng lại có người ra nhặt cất đi. Đây là chú lân ở chùa Hà, chiều 16 tháng Giêng âm lịch.
Cứ sau 5 phút lại có người ra lấy những đồng tiền trên cây mai ở chùa Hà.
Cứ sau 5 phút lại có người ra lấy những đồng tiền trên cây mai ở chùa Hà.
Một cảnh “hối lộ thánh thần” tại Đình - Chùa - Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội)
Một cảnh “hối lộ thánh thần” tại Đình - Chùa - Bia Bà (Hà Đông, Hà Nội)
Rất nhiều thùng công đức, hòm sắt đựng chật tiền trong Đình Bà.
Rất nhiều thùng công đức, hòm sắt đựng chật tiền trong Đình Bà.
Tại Đình Ứng Thiên (Đống Đa, Hà Nội), hai bên cửa đình là hai chậu đựng tiền. Người đi chùa vô tư ném tiền vào chậu.
Tại Đình Ứng Thiên (Đống Đa, Hà Nội), hai bên cửa đình là hai chậu đựng tiền. Người đi chùa vô tư ném tiền vào chậu.
Ngày 7/2, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã có công điện yêu cầu ban tổ chức các lễ hội tuyên truyền hướng dẫn người dân đặt tiền lễ trong lễ hội và nơi thờ tự đúng nơi, đúng chỗ; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại hương, tiền công đức và tiền lễ mà người dân đặt không đúng nơi quy định.
Ngày 7/2, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã có công điện yêu cầu ban tổ chức các lễ hội tuyên truyền hướng dẫn người dân đặt tiền lễ trong lễ hội và nơi thờ tự đúng nơi, đúng chỗ; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại hương, tiền công đức và tiền lễ mà người dân đặt không đúng nơi quy định.
Phan Dương/Vnexpress