Mỹ duy trì bao nhiêu tổ hợp tên lửa SLAMRAAM khi khẩn cấp?

01/06/2011 23:28
(GDVN) – Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ đã quyết định sẽ duy trì một vài tổ hợp tên lửa phòng không SLAMRAAM để đề phòng khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

(GDVN) – Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ đã quyết định sẽ duy trì một vài tổ hợp tên lửa phòng không SLAMRAAM để đề phòng khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Theo thời báo Jane’s, Mỹ vẫn chưa tiết lộ số lượng cụ thể tổ hợp tên lửa SLAMRAAM, cũng chưa quyết định cho sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa này. Chỉ biết, chương trình chế tạo tổ hợp tên lửa này đã bị tạm ngừng vào ngày 6/1 vừa qua.

Tổ hợp tên lửa phòng không SLAMRAAM do Hãng Raytheon của Mỹ nghiên cứu và chế tạo. Một vài tổ hợp được thiết kế trên phiên bản xe bọc thép HMMWV đã chuyển giao cho Lục quân Mỹ để thử nghiệm.

Mỹ sẽ duy trì một vài tổ hợp tên lửa phòng không SLAMRAAM để đề phòng khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Mỹ sẽ duy trì một vài tổ hợp tên lửa phòng không SLAMRAAM để
đề phòng khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Tuy nhiên, vào năm 2010 Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định cho tạm dừng dự án này vì lý do cắt giảm chi phí. Đến cuối năm 2010, lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ đã đề nghị Lầu Năm Góc cho duy trì tổ hợp tên lửa SLAMRAAM vì đây là sáng kiến của Lục quân Mỹ nhằm thay thế tổ hợp tên lửa AN/TPQ-1 Avenger đã cũ.

Thế nhưng, cuối cùng Bộ Tư lệnh Lục quân Mỹ vẫn phải quyết định ngừng cấp kinh phí cho dự án SLAMRAAM vào đầu năm 2011. Mặc dù không có ý định mua hàng loạt tổ hợp tên lửa SLAMRAAM, song không hiểu vì lý do gì Lục quân Mỹ vẫn sẽ tiếp tục rót kinh phí cho dự án này vào năm 2012.

Hiện nay, Hãng Raytheon vẫn đang chế tạo phiên bản biến thể của tổ hợp SLAMRAAM mang số hiệu EX. Khác với phiên bản gốc, biến thể cải tiến có tầm bắn xa hơn, hỏa lực mạnh hơn và hiệu quả tác chiến cũng tốt hơn.

Tổ hợp tên lửa phòng không SLAMRAAM được phát triển dựa trên phiên bản tên lửa AIM-120 AMRAAM lớp không đối không sử dụng thiết bị phóng mặt đất. Tầm bắn xa của tổ hợp khi tiêu diệt mục tiêu bay là gần 50 km.

SLAMRAAM bao gồm có thiết bị phóng tên lửa một dàn 4 ống phóng được đặt trên khung càng của xe địa hình HMMWV, trạm chỉ huy, điều khiển hỏa lực và trạm vô tuyến Sentinel.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (theo lenta)