Lực lượng Mỹ trong Chiến dịch Campuchia (1969-1970) (P1)

15/02/2012 13:53
Lê Mai (ảnh LIFE,Larry Burrows)
(GDVN) - Chiến dịch Campuchia (còn gọi là Cuộc xâm nhập Campuchia) là tên kế hoạch vượt biên giới Campuchia vào năm 1970 của quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa theo yêu cầu của Thủ tướng Campuchia thân Mỹ Lon Nol nhằm tấn công các lực lượng của Trung ương Cục miền Nam nằm trong lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam. Trong hơn 1 năm (từ tháng 3-1969 đến tháng 4-1970), lực lượng không quân chiến lược Mỹ (B-52) đã thực hiện trên 3.630 phi vụ ném bom xuống Campuchia, chiếm 60% tổng số phi vụ B-52 trên chiến trường Đông Dương trong cùng thời gian đó.
Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), trên toàn tuyến biên giới tiếp giáp với Việt Nam, tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Mimốt - Snoul, Ta Keo - đông Campốt, trọng tâm là căn cứ Ba thu và vùng Lưỡi Câu.
Trong vòng hai tháng (từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970), quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đã mở 23 cuộc hành quân, ồ ạt đánh sâu vào đất Campuchia 30 km đến 40 km (có nơi đến 80 km), trên toàn tuyến biên giới tiếp giáp với Việt Nam, tập trung vào các hướng đông và đông nam Svay Rieng, Mimốt - Snoul, Ta Keo - đông Campốt, trọng tâm là căn cứ Ba thu và vùng Lưỡi Câu.
Không chỉ có vậy, Chỉ trong 2 tuần chiến dịch đã phá hoại và tịch thu của Quân đội Việt Nam 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Tuy nhiên mục tiêu chính của cuộc tấn công là tiêu diệt đầu não quân Giải phóng thì vẫn không thể thực hiện được do ý chí quật cường của bộ đội Việt Nam.
Không chỉ có vậy, Chỉ trong 2 tuần chiến dịch đã phá hoại và tịch thu của Quân đội Việt Nam 4.793 vũ khí cá nhân, 730 súng cối, hơn 3 triệu viên đạn dành cho vũ khí cá nhân, 7.285 rốc két, 124 xe tải và 2 triệu pound gạo. Tuy nhiên mục tiêu chính của cuộc tấn công là tiêu diệt đầu não quân Giải phóng thì vẫn không thể thực hiện được do ý chí quật cường của bộ đội Việt Nam.
Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia nhằm đẩy mạnh truy lùng. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ Pháp và Liên Xô vì hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Tổng thống Nixon lại có dịp bùng phát.
Sau đó người Mỹ tăng cường thêm 31.000 người sang Campuchia nhằm đẩy mạnh truy lùng. Tuy nhiên nó lại gây ra phản ứng dữ dội từ Pháp và Liên Xô vì hành động này mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Ở Mỹ, các cuộc biểu tình chống đối Tổng thống Nixon lại có dịp bùng phát.
Lê Mai (ảnh LIFE,Larry Burrows)