Giáo sư bức xúc về nạn giả ăn mày đang hoành hành tại Việt Nam

21/02/2012 05:30
Hải Sơn – Cao Tuân (ghi)
(GDVN) - Vấn nạn ăn mày đeo bám khách đang gây bức xúc, mất mỹ quan tại nhiều lễ hội ở Việt Nam mà mấu chốt chính là cách quản lý ở các lễ hội còn yếu?
Những năm gần đây, khi các lễ hội của chúng ta được phụ hồi trở lại dư luận hết sức quan tâm đến công tác tổ chức và nhất là những mặt trái của lễ hội đang nảy sinh và có nhiều biến tướng. Trong đó, vấn nạn những người ăn mày đeo bám khách, đôi khi còn giả vờ què, cụt, la hét để cầu lòng thương, moi tiền của mọi người  đã trở lên phổ biến.

CẬN CẢNH ĂN MÀY, "BẢO KÊ" QUA MẮT MỌI NGƯỜI


XEM VIDEO ĂN MÀY, "BẢO KÊ" QUA MẮT MỌI NGƯỜI

XEM VIDEO PHÓNG VIÊN BÁO GDVN ĐÓNG GIẢ ĂN MÀY


XEM TOÀN CẢNH VỀ THÂM NHẬP THẾ GIỚI CÁI BANG

Vấn nạn ăn mày khiến cho các lễ hội bị mất đi hình ảnh đẹp vốn có trong lòng du khách. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian Việt Nam (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam xung quanh vấn đề này.
GS Ngô Đức Thịnh (ảnh Cao Tuân)
GS Ngô Đức Thịnh (ảnh Cao Tuân)

Phóng viên:
Thưa GS, ngoài những mặt tích cực ở các lễ hội truyền thống ở nước ta thì vẫn còn tồn tại, này sinh hàng loạt các vấn đề mặt trái cần lên án. GS có nhận xét gì về thực trạng này?
GS Ngô Đức Thịnh: Những năm gần đây, nhiều lễ hội đã được phục hồi trở lại trước hết là sự thỏa mãn tâm thức, tâm linh của con người để hướng về nguồn cội. Lễ hội quả thực mang một giá trị rất lớn, nó là sự duy trì truyền thống văn hóa tốt đẹp dân tộc và tạo ra sự gắn kết, sức mạnh cho cộng đồng, đồng thời hóa giải những xung khắc các mối quan hệ phức tạp khác.
Nhưng ngày nay lễ hội được mở ra, bên cạnh những mặt được, vẫn còn nhiều khía cạnh dường như hỗn loạn và này sinh nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lễ hội đã mất dần đi yếu tố truyền thống mà đi cùng đó là vấn đề thương mại hóa tại các lễ hội diễn ra khá phổ biến.

Vì thế, lễ hội trở thành "miếng mồi ngon" để người ta chặt chém như những tên đao phủ. Họ bày đặt ra đủ mọi thứ để moi tiền của mọi người khi đến lễ hội. Đây cũng là vấn đề đáng bàn và đang gây bức xúc trong dư luận của chúng ta hiện nay.
Phóng viên: Vậy thưa GS, nổi bật trong các vấn nạn đó là tình trạng ăn mày đeo bám khách, hoặc giả vờ cụt tay, cụt chân, kêu gào thảm thiết... diễn ra tại các lễ hội gây ra nhiều phiền nhiễu và làm xấu đi hình ảnh của lễ hội. GS thấy điều này như thế nào? 
GS Ngô Đức Thịnh: Lễ hội là nơi tập trung đông người và những người ăn mày đến với lễ hội là chuyện cũng hết sức bình thường. Thế mới là xã hội. Không phải bây giờ mới có và bây giờ mới tồn tại mà từ xa xưa đã xuất hiện rồi. Tình trạng người đi ăn mày không chỉ riêng ở Việt Nam mà các nước cũng có người vẫn thường gọi là "ăn mày thánh".
Nguyên nhân là do tâm lý truyền thống của người Việt mỗi khi đến nơi linh thiêng để mở lòng từ bi, rồi ước

"Muốn quản lý tốt các lễ hội, Ban Tổ chức cần phải nâng cao nhận biết, phổ biến hiểu biết cho người dân. Khi mọi người có sự hiểu biết rồi thì họ tự khắc biết điều chỉnh hành vi của mình. Nhà nước cần trả lại việc tổ chức lễ hội cho cộng đồng, làng xã, tức là xác lập quyền làm chủ cho nhân dân giúp họ hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng tránh tình trạng thương mại hóa lễ hội" - GS Ngô Đức Thịnh bày tỏ.

mong khỏe mạnh, cầu tài, cầu lộc, cầu quan… Việc làm từ thiện ở chốn tâm linh cũng là nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. Lợi dụng tâm lý đó mà ăn mày cũng đã xuất hiện tại các lễ hội của chúng ta.
Phóng viên: Thưa GS đấy là những người nghèo đói, họ khổ thực sự mới đi ăn mày và có thể cảm thông được. Tuy nhiên, có những người khỏe mạnh lợi dụng tình thương của con người để chuộc lợi, rồi giả danh ăn mày, rồi lực lượng "bảo kê" cho ăn mày, thậm chí mang cả trẻ em ra để thực hiện hành vi của mình. GS nghĩ sao về điều này?
GS Ngô Đức Thịnh: Đó là một trong những vấn nạn nhức nhối nhất. Người nghèo khó bị đẩy vào đường cùng họ mới đi ăn mày để nhờ sự giúp đỡ của xã hội. Nhưng những người khỏe mạnh lợi dụng điều đó thật khó chấp nhận và cần lên án. Sở dĩ, những ăn mày giả vờ hay nói cách khác là những người giả đi ăn mày có thể lợi dụng được bởi việc làm này không khó, lại mang thu nhập tương đối cao.
Thậm chí, những người đi ăn mày bây gì còn lôi cả trẻ con ra để khêu gợi lòng thương hại của mọi người khổ. Người ta mang trẻ con, thậm chí chính con cháu họ đi làm việc này. Các cháu quá nhỏ không nhận thức được hành vi của mình bị sử dụng và bị lợi dụng vào việc này. Không chỉ thế, những người giả vờ ăn mày còn có một lực lượng “bảo kê” cho những hành vi lợi dụng để chiếm lợi đó. 
Những kẻ lợi dụng người nghèo đói để làm việc sai trái khiến xã hội lẫn lộn, nhầm lẫn ăn mày thật - giả. Lẽ ra những người nghèo khổ thực sự cần sự giúp đỡ của xã hội lại không được hưởng, trong khi đó, những người giả vờ ăn mày lại ngày một giàu có. 
Theo GS Ngô Đức Thịnh, để tồn tại hoạt động ăn mày tại các lễ hội thì hãy xem lại cách quản lý xã hội?
Theo GS Ngô Đức Thịnh, để tồn tại hoạt động ăn mày tại các lễ hội thì hãy xem lại cách quản lý xã hội?

Qua đó mới thấy được cách quản lý ở các lễ hội của chúng ta vẫn còn quá yếu kém. Đặt ăn mày từ mối quan hệ xã hội có thể thấy thân phận con người bị những kẻ ác lợi dụng để kiếm lời phi pháp.
Phóng viên: GS cho rằng việc để xảy ra tình trạng giả ăn mày ăn xin để tư lợi của một số người khỏe mạnh là do cách quản lý lỏng lẻo ở các lễ hội của chúng ta còn yếu kém. Như vậy, theo GS để chấm dứt tình trạng trên, trả lại không gian cho lễ hội, cách quản lý của xã hội về vấn đề này nên thay đổi theo hướng nào?

"Kẻ ác đang khống chế những người lương thiện. Đặt ăn mày từ mối quan hệ xã hội có thể thấy thân phận con người bị những kẻ ác độc lợi dụng để kiếm lời phi pháp. Chúng dùng cái đó để làm xã hội ta không đẹp" - GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam.

GS Ngô Đức Thịnh: Muốn quản lý tốt các lễ hội, Ban Tổ chức cần phải nâng cao nhận biết, phổ biến hiểu biết cho người dân. Khi mọi người có sự hiểu biết rồi thì họ tự khắc biết điều chỉnh hành vi của mình. Nhà nước cần trả lại việc tổ chức lễ hội cho cộng đồng, làng xã, tức là xác lập quyền làm chủ cho nhân dân giúp họ hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng tránh tình trạng thương mại hóa lễ hội. 
Trước mắt, để hạn chế vấn đề này, nhà quản lý phải nghĩ ra nhiều biện pháp ngăn chặn hợp lý. Bởi xử lý là chuyện tế nhị. Từ thực tế, không mấy bộ máy chính quyền muốn rúng tay đến vấn đề này, vì xã hội vụ lợi thường chạy theo cái lợi trước mắt. 

Hải Sơn – Cao Tuân (ghi)